2025

Cùng đếm ngược đến năm mới 2025! 🎉

00

Ngày

00

Giờ

00

Phút

00

Giây

|Triều tiên và Bomb H| Khinh khí, nhiệt hạch


൩.Nhật Bản, Trung Quốc phát hiện (detect) được 2 cơn địa chấn nhân tạo (artificial earthquake) ở Bắc Hàn. Hai đợt động đất này cách nhau 8 phút. Cơn địa chấn thứ nhất có độ mạnh cấp độ 6.3 (6.3 magnitude).

൩.Thế giới đã bỏ đơn vị đo (thứ nguyên) động đất cũ là Richter (đặt theo tên Charles F. Richter, người phát triển hệ đo sức mạnh của động đất này vào năm 1934). Hệ đo Richter (Richter Scale) không thể hiện chính xác độ mạnh của các cơn động đất lớn nên người ta nghĩ ra hệ đo động đất mà hiện nay thế giới đang sử dụng: Moment Magnitude Scale. Chữ cấp độ (magnitude) một thuật ngữ đã được dùng trong thiên văn học.

൩.Cấp độ được tính theo logarith cơ số 10. Nghĩa là cứ tăng 1 cấp độ của thang đo, thì cường độ rung chấn mặt đất cao lên 10 lần. Tờ Wall Street Journal nói cơn địa chấn (động đất) nhân tạo ở Bắc Hàn là Cấp độ 6.3, mạnh gấp 10 lần cơn địa chấn năm ngoái có Cấp độ 5.3 cũng do Bắc Hàn thử vũ khí hạt nhân.

൩.Hạt Nhân, hay trước đây còn dịch là Hạch Tâm (Hạch = hạt, Tâm = nhân), là từ chữ Nuclear.

൩.Vũ khí hạt nhân sử dụng năng lượng do các phản ứng liên quan đến hạt nhân của nguyên tử.

൩.Lúc đầu công nghệ kém, người ta dùng năng lượng phân hạch (nuclear fission), tức là một hạt nhân nặng (nucleus of an atom ) phân chia (split) ra thành các hạt nhân nhẹ hơn, quá trình phân hạch này tạo ra năng lượng rất lớn. Quả bom ném xuống Nhật là bom phân hạch, vì thế gọi là bom A (A-bomb). A là viết tắt chữ Atom, tức là nguyên tử.

൩.Sau đó công nghệ phát triển, người ta sử dụng năng lượng nhiệt hạch (thermonuclear), hoặc còn gọi là hợp hạch (nuclear fusion), tức là hai hoặc nhiều hơn hạt nhân nguyên tử (atomic nuclei) nhẹ hợp nhất với nhau để thành một hoặc vài hạt nhân nguyên tử (và hạt hạ nguyên tử: subatomic particle) nặng hơn; quá trình này giải phóng rất nhiều năng lượng. Bom Hydro (H-Bomb), còn được dịch là bom khinh khí (khinh=nhẹ, như khinh khí cầu), là vì bom này sử dụng công nghệ nhiệt hạch và sử dụng đồng vị nguyên tử hydro.

൩.Điều thú vị là phân hạch và hợp hạch (nhiệt hạch) là các phản ứng hạt nhân trái ngược nhau, nhưng trong bom khinh khí lại có cả hai phản ứng này.


൩.Trong một quả bom nhiệt hạch (H-bomb) thường phải có một quả “bom” phân hạch (A-bomb) để tạo ra một vụ nổ sơ cấp. Năng lượng của vụ nổ sơ cấp sẽ kích hoạt vụ nổ thứ cấp sinh ra nhiều năng lượng hơn nữa. (Lý do là phản ứng hợp hạch – tổng hợp hạt nhân – chỉ xảy ra ở điều kiện nhiệt độ cực kỳ cao trong khoảng thời gian đủ lâu, chỉ có năng lượng tạo ra từ một vụ nổ nguyên tử mới tạo ra được điều kiện như vậy).

൩.Lò phản ứng hạt nhân nhiệt hạch, tiếng Anh là thermonuclear reactor, lớn nhất mà chúng ta từng biết, chính là Mặt trời. Năng lượng mà mặt trời, cũng như các ngôi sao cấp độ cao (high magnitude star), đang phát ra chính là năng lượng của phản ứng hạt nhân nhiệt hạch.

൩.Quả bom nguyên tử (A bomb, phân hạch, nuclear fission) Mỹ ném xuống Nhật năm 1945. Khoảng 7 năm sau, năm 1952, Mỹ mới thử nghiệm thành công phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear). Trung Quốc cũng làm được bom khinh khí (H-bomb, nuclear fusion) năm 1967. Nhưng để thu nhỏ phản ứng nhiệt hạch đủ để gắn làm đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đạn đạo thì rất khó.

൩.Vụ thử của Bắc Hàn được coi là một bất ngờ, năm ngoái New York Times còn có bài rất dài phân tích Bắc Hàn không thể làm được việc này. Có khả năng đây sẽ là biến cố ngoại giao lớn đối với nước Mỹ nói chung và tổng thống Trump nói riêng. Ta hãy đợi xem Trump sẽ làm gì.

(Nguồn sưu tầm và biên tập lại)