Tìm kiếm

Âm lịch

Translate

Điện toán sương mù - Fog Computing và tương lai của IoT

vtm-sInternet of Things (IoT) tạo ra một lượng dữ liệu với quy mô và khối lượng lớn trong tương lai.

Dữ liệu có nhãn thời gian đi vào đám mây Cloud Computing để phân tích, có khi biến mất ngay sau đó vì không còn cần thiết nữa do không đáp ứng thời gian hành động tương ứng.

Mô hình mới được xây dựng có tên là điện toán sương mù- Fog Computing FC hoặc điện toán ranh giới Edge Computing EC

Mô hình này cho phép xử lý dữ liệu nơi gần nó nhất thay vì gửi một lượng lớn dữ liệu vào đám mây

Dữ liệu sau khi được phân tích trả về và phản ứng lại được tính cở mili giây vì vậy rất phù hợp với xử lý dữ liệu theo thời gian thực như trong lĩnh vực: nhà thông minh, thành phố thông minh, giám sát thông minh,…

Sau đó, những dữ liệu cần thiết quan trọng nhất được gửi vào đám mây để phân tích và lưu trữ.

Hãy tưởng tượng: một camera có tính năng nhận dạng khuôn mặt phát hiện một người lạ mặt đang ở trong tầm quan sát của nó, ngay lập tức một bức ảnh hoặc đoạn video ngắn được gửi tới để bạn xem xét và hệ lập tức ra lệnh cho các ổ khóa thông minh chốt cửa lại.

IoT cần có một hạ tầng mới, các mô  hình đám mây hiện nay không được thiết kế để xử lý lượng dữ liệu lớn và đa dạng về kiểu loại.

Ước tính có khoảng 50 tỷ thiết bị trong năm 2020 sẽ gửi dữ liệu vào internet sang đám mây để phân tích chiếm băng thông cực lớn.

Điều này có nghĩa gì với bạn và doanh nghiệp của bạn không?

IoT tạo ra một thách thức là đa số các thiết bị tạo ra dữ liệu liên tục và cần xử lý gần như ngay lập tức, như một cảm biến nhiệt độ được lắp ở thùng hóa chất khi nhiệt độ tăng liên tục gần đạt đến giới hạn cho phép, hành động khắc phục gần như ngay lập tức, trong thời gian dữ liệu đi đến đám mây để phân tích thì sự cố hỏng hóc có thể đã xảy ra ngay sau đó.

Điều này đòi hỏi mô hình mới ra đời, đảm bảo các yếu tố sau:

✓ Giảm độ trễ, thời gian xử lý và hành động đáp ứng được tính bằng mili giây.

✓ Bảo vệ băng thông mạng: các mỏ dầu ngoài khơi tạo ra 500GB dữ liệu hàng tuần, các máy bay thương mại tạo ra 10TB trong 30 phút bay. Và chúng ta biết rằng không cần chuyển tất cả những thứ này lên đám mây để xử lý.

✓ Bảo mật: dữ liệu thiết bị IoT tạo ra được bảo vệ nghiêm ngặt trên đường đi và điểm lưu trữ.

✓ Tính tin cậy: dữ liệu đảm bảo sự an toàn cho mọi công dân và cơ sở hạ tầng.

✓ Không khoảng cách: khi các thiết bị được kết nối vào hệ thống, nó nằm ở đâu trên thế giới không còn quan trọng nữa.

✓ Chuyển dữ liệu đến nơi xử lý đáp ứng yêu cầu: chọn điểm sương mù trong mạng Fog để xử lý dữ liệu.

Điện toán đám mây truyền thống không đáp ứng được các yếu tố trên, với cách trước đây các trung tâm dữ liệu sẽ không còn khả năng lưu trữ và quá tải đường truyền sẽ xảy ra.

Điện toán sương mù

image

Bất kỳ thiết bị nào có tính toán, lưu trữ và kết nối mạng có thể trở thành một node điện toán sương mù. Ví dụ như bộ điều khiển công nghiệp, thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến, máy chủ và camera giám sát. Điều này làm giảm thiểu đáng kể lượng dữ liệu lớn gửi vào lõi của mạng gây quá tải, làm chậm thời gian phản hồi.

Điều gì sẽ xảy ra giữa Fog và Cloud

Fog:

Nhận nguồn cấp dữ liệu từ IoT theo thời gian thực.

✓ Điều khiển các thiết bị IoT theo thời gian đáp ứng vài mili giây.

✓ Cung cấp bộ nhớ tạm thời từ 1-2 giờ.

✓ Gửi tóm tắt dữ liệu định kỳ cho đám mây.

Cloud:

✓ Nhận và tổng hợp dữ liệu tóm tắt từ sương mù.

✓ Thực hiện phần tích dữ liệu từ IoT và các nguồn khác để đạt được sự hiểu biết (#rule)

✓ Gửi các quy tắc và sự hiểu biết sau khi phân tích đến điểm sương mù để phục vụ cho xử lý sau này tại Fog.

Ứng dụng thành công và đột phá ban đầu

Dự án “Computer vision surveillance technology powered by fog network of miners”

vtm-s.com (2)

Kỹ thuật cho dự án này là sử dụng mô hình điện toán sương mù phân cấp và trả công cho các máy tính cá nhân tham gia nhận dạng khuôn mặt bằng năng lượng FACETER TOKEN.

Trong 03 tuần tính đến hôm nay (8/3/2018) vốn hóa thị trường này 23,780ETH, tương đương hơn 20 triệu đô la (20,860,244USD)

Bạn cũng có thể tìm hiểu và tham gia đầu tư và sở hữu Token này tại |ĐÂY|

Kết luận:

Dữ liệu của thiết bị IoT tạo ra rất lớn, các hoạt động tương ứng sau khi xử lý dữ liệu đòi hỏi theo thời gian thực, băng thông có khả tới hạn trong tương lai. Để khắc phục nhiều hạn chế hiện tại một nền tảng coi trong xử lý ở phía rìa(edge) của đám mây được xem xét đến và tỏ rõ hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Bạn cũng có thể tham gia làm việc trên một dây chuyền tại Mỹ ngay tại nhà mình thông qua dịch vụ machine-as-a-service (#Maas).

Tương lai của IoT rộng mở hơn bao giờ hết với Fog Computing.