Quay ngược lại thời gian trái đất cùng hệ mặt trời được cho là hình thành khoảng 4.6 tỷ năm về trước. Các con chim đầu tiên và hoa có từ cách đây 130-150 triệu năm, động vật có vú 200 triệu năm, khủng long 225 triệu năm, động vật bò sát đầu tiên 320 triệu năm.... Càng đi ngược về quá khứ sự sống càng đơn giản từ điểm xuất phát chỉ là những sợi, núm, vi khuẩn siêu nhỏ hấp thụ oxy.
Theo 1 công trình nghiên cứu được đăng năm 2017 trên Nature, người ta cho rằng đã phát hiện ra hóa thạch của một số sinh vật sống sớm nhất trên Trái đất tại Canada được bọc trong các lớp thạch anh trong vành đai Supracrustal Nuvvuagittuq có niên đại lên tới 4,28 tỷ năm tuổi lâu hơn rất nhiều bằng chứng lâu đời nhất được thừa nhận về sự sống trên hành tinh được tìm thấy trong những tảng đá 3,48 tỷ năm tuổi Úc. Các vi khuẩn có chiều rộng bằng 1/10 sợi tóc người và chứa một lượng haematite đáng kể - một dạng oxit sắt hoặc "rỉ sét".
Phát hiện này tuy nhiên cũng gây không ít tranh cãi. 1 số nhà khoa học cho rằng hình thái của những sợi tơ oxy hóa sắt từ Canada là không thuyết phục do cấu trúc có hình dạng quá đơn giản. Tuổi tối đa của các tảng đá cũng gây tranh cãi ít hơn chỉ gần với 3,77 tỷ năm.
Các bạn nghĩ sao? Tuổi thọ của mỗi chúng ta quả là quá ngắn ngủi so với tuổi của trái đất. Trong lịch sử con người chúng ta luôn tự hỏi về vũ trụ, nguồn gốc của sự sống, chúng ta đến từ đâu và tại sao chúng ta ở đây? Việc sự sống kèm với sự xuất hiện của oxy phát sinh chỉ vài trăm triệu năm sau khi Trái đất hình thành thật là thú vị. Phải chăng sự sống trên Trái đất là một sự ngẫu nhiên hiếm hoi hay nó là kết quả tất yếu của sinh học với điều kiện thích hợp. Liệu có 1 nơi nào đó trong vũ trụ tồn tại sự sống hay không?
(Theo BBC)