Dự án này diễn ra chỉ vài tháng sau khi các nhà thiên văn học từ Vương quốc Anh phát hiện ra khí phosphine ở 30 dặm quanh bầu khí quyển sao Kim, gợi ý về sự sống của người ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (GISS) của NASA trước đây cũng phát hiện ra rằng sao Kim có thể đã từng có một đại dương nước lỏng nông và nhiệt độ bề mặt có thể ở được cách đây hai tỷ năm.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, được biết đây là một mô hình tương tự như loại được sử dụng để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai trên Trái đất.
Michael Way, một nhà nghiên cứu tại GISS và là tác giả chính của bài báo, cho biết: "Nhiều công cụ tương tự mà chúng tôi từng sử dụng để lập mô hình biến đổi khí hậu trên Trái đất có thể được điều chỉnh để nghiên cứu khí hậu trên các hành tinh khác, cả trong quá khứ và hiện tại."
"Những kết quả này cho thấy sao Kim cổ đại có thể là một nơi rất khác so với ngày nay."
Trên sao Kim vẫn còn núi lửa đang hoạt động?
Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng sao Kim được hình thành từ những thành phần tương tự như Trái đất, nhưng theo một con đường tiến hóa khác.
Các nghiên cứu NASA đối với Sao Kim vào những năm 80 lần đầu tiên cho thấy Sao Kim ban đầu có thể có đại dương, nhưng vị trí gần Mặt trời có nghĩa là nó nhận được nhiều ánh sáng hơn Trái đất.
Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng đại dương ban đầu của hành tinh đã bốc hơi, các phân tử hơi nước bị phá vỡ bởi bức xạ cực tím, và hydro thoát ra ngoài không gian.
Không còn nước trên bề mặt, carbon dioxide tích tụ trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính, từ đó tạo ra các điều kiện hiện nay.
Nhóm GIIS cũng gợi ý dữ liệu năm 2016 cho thấy sao Kim cổ đại có nhiều đất khô hơn Trái đất, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới.
Một thông cáo báo chí của NASA cho biết thêm: "Loại bề mặt này có vẻ lý tưởng để làm cho một hành tinh có thể sống được, dường như nó có đủ nước để hỗ trợ sự sống dồi dào, có đủ đất để giảm độ nhạy cảm của hành tinh đối với những thay đổi từ ánh sáng mặt trời tới".
Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng các điều kiện của sao Kim giả định thời kỳ đầu với bầu khí quyển tương tự như Trái đất, với một ngày dài bằng ngày hiện tại của sao Kim và một đại dương nông phù hợp với dữ liệu ban đầu từ tàu vũ trụ Pioneer.
Đồng tác giả Anthony Del Genio cho biết: "Trong mô hình mô phỏng GISS, sao Kim quay khá chậm, hành tinh này tiếp xúc với Mặt trời trong gần hai tháng liên tục."
"Điều này làm ấm bề mặt và tạo ra mưa, đồng thời xuất hiện một lớp mây dày, hoạt động giống như một chiếc ô để che chắn bề mặt khỏi phần lớn sức nóng của mặt trời. Kết quả là nhiệt độ khí hậu trung bình thực sự mát hơn vài độ so với Trái đất ngày nay."
Tàu thăm dò cuối cùng của Mỹ đến thăm Sao Kim là tàu quỹ đạo Magellan vào năm 1990. Tuy nhiên, các tàu vũ trụ khác - từ châu Âu và Nhật Bản - đã quay quanh hành tinh này kể từ đó.
Nhiệm vụ Davinci + (Điều tra sâu trong bầu khí quyển sao Kim để tìm hiểu về khí quý, Hóa học và Hình ảnh) sẽ đo bầu khí quyển của hành tinh để có được cái nhìn sâu sắc về cách nó hình thành và phát triển. Nhiệm vụ này cũng sẽ nhằm xác định xem liệu Sao Kim có từng có đại dương hay không.
Ngoài ra, Davinci + cũng có thể làm sáng tỏ những quan sát về khí phosphine trong bầu khí quyển của Sao Kim. Nếu tàu vũ trụ tìm thấy bằng chứng thuyết phục về hóa chất phosphine, đó có thể là dấu hiệu của sự sống trong các đám mây sao Kim.
Nhiệm vụ khác, Veritas, sẽ lập bản đồ bề mặt hành tinh để tìm hiểu lịch sử địa chất của nó và điều tra cách nó phát triển khác với Trái đất.
Veritas sẽ sử dụng một dạng radar để lập biểu đồ độ cao bề mặt và khám phá xem núi lửa và động đất có đang hoạt động hay không.
(Theo soha.vn)