Tìm kiếm

Âm lịch

Translate

Chim cánh cụt có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới

Trong khi chúng ta cứ mải mê ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật ngoài Trái đất, thì một phát hiện mới lại khiến các nhà khoa học cho rằng, có thể chính chim cánh cụt là loài đến từ hành tinh khác. Tại sao lại như vậy?

Phải chăng trong nhiều trường hợp, những điều mà chúng ta cứ mải mê tìm kiếm ở những nơi xa xôi thực ra lại ở ngay trước mắt mình?

Qua một trong những khám phá mới đây, các nhà khoa học ở Anh bây giờ tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”. Do đó, họ cho rằng việc nghiên cứu chim cánh cụt có thể giúp con người trên Trái đất hiểu thêm về những loài sinh vật khác đến từ những thế giới khác.

Điều này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của một chất gọi là phosphine trong phân chim cánh cụt.

Chim cánh cụt đúng là trông rất lạ, liệu có phải đó là do chúng đến từ hành tinh khác? (Ảnh: Junko Kimura/ Getty Images).

Việc đó khiến các nhà khoa học rất bất ngờ bởi họ không hề biết là làm sao mà phosphine có thể xuất hiện trên Trái đất, khi mà chất này được tin rằng tồn tại trên tận... sao Kim. Vậy chẳng lẽ sao Kim từng là nơi có sự sống và chim cánh cụt thực ra đến từ đó? Mà nếu thế thì chúng đã đến Trái đất bằng cách nào? Phát hiện mới đang khiến các nhà khoa học rất tò mò về nguồn gốc của loài chim này.

Để tìm hiểu xem làm sao mà trong phân chim cánh cụt lại có dấu vết của chất phosphine, giờ các nhà khoa học có kế hoạch sẽ nghiên cứu chim cánh cụt ở Nam Cực, theo tờ The Daily Star.

Các nhà khoa học có kế hoạch nghiên cứu nguồn gốc của chim cánh cụt. (Ảnh: Times Now News).

Theo Tiến sĩ Dave Clements ở ĐH Imperial (London), các nhà khoa học tin rằng việc tìm thấy chất phosphine trong phân chim cánh cụt là thật, nhưng chưa biết cái gì đã tạo ra chất này.

Năm 2020, người ta đã tìm ra những dấu vết của phosphine trong các tầng khí bao quanh sao Kim - vốn có nhiều điểm tương tự với Trái đất.

Còn hiện tại, đang có nhiều nghiên cứu về sự sống ngoài Trái đất trước thời điểm kính thiên văn lớn nhất thế giới James Webb được phóng (ngày 18/12) để khám phá vũ trụ, tìm kiếm sự sống trong không gian bao la đó.

-Theo Tiền Phong