2025

Cùng đếm ngược đến năm mới 2025! 🎉

00

Ngày

00

Giờ

00

Phút

00

Giây

Tại sao châu Phi giàu kim cương nhưng nền kinh tế vẫn nghèo?

Kim cương là một trong những khoáng chất có giá trị nhất thế giới và Châu Phi chính là điểm đến cho những ai muốn tìm kiếm những "viên ngọc" quý này.

Kim cương là một phần nguyên nhân gây ra xung đột, bạo lực trong cuộc sống của người dân châu Phi (Ảnh minh họa: Science ABC).

Châu Phi được mệnh danh là "lục địa đen" do nhiều bí ẩn nằm bên dưới nó, một trong số đó chính là sự giàu có của kim cương.

Những viên kim cương này thường được gọi là "kim cương máu" vì chúng là nguồn gốc dẫn đến bạo lực và xung đột trong cuộc sống của nhiều người dân khu vực này.

Kỳ lạ thay, dù châu Phi giàu có về kim cương, nhưng lục địa này đang rất nghèo khó về kinh tế.

Sự phong phú kim cương ở châu Phi

Châu Phi cực kỳ giàu trữ lượng kim cương, một số quốc gia trên lục địa này là nhà sản xuất kim cương lớn hàng đầu thế giới.

Theo ước tính, Châu Phi sản xuất khoảng hai phần ba nguồn cung kim cương của thế giới, tập trung chủ yếu ở các quốc gia như Botswana, Nam Phi, Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Bất chấp sự phong phú của các mỏ kim cương, việc khai thác và buôn bán chúng thường dẫn đến các xung đột chết người hay vi phạm nhân quyền.

Tất cả những điều này là biểu hiện mặt tối của sự giàu có kim cương ở châu Phi.

Lục địa đen có một lịch sử địa chất rộng lớn, góp phần vào sự phong phú của khoáng chất này.

Hoạt động kiến tạo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra viên kim cương.

Cụ thể, các mảng kiến tạo tạo nên lớp vỏ Trái Đất như những mảnh ghép và liên tục dịch chuyển xung quanh hành tinh theo thời gian (với tốc độ rất chậm).

Khi chúng va chạm, nó giống như một cuộc đụng độ của những người khổng lồ, tạo nên những ngọn núi ngoạn mục nhô lên từ biển hay kích hoạt sự phun trào của núi lửa.

Đáng chú ý, hoạt động này cũng đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự hình thành kim cương, tập trung ở khu vực miền Nam và miền Trung châu Phi.

Hình thành kim cương giống như làm bánh

Kim cương hình thành sâu bên trong lớp phủ của Trái Đất, nơi nhiệt độ và áp suất cao khiến carbon kết tinh thành cấu trúc kim cương.

Những viên kim cương sau đó được vận chuyển lên bề mặt Trái Đất thông qua các đường ống được gọi là ống Kimberlite.

Đây là những đường ống núi lửa vận chuyển magma và kim cương lên bề mặt. Kimberlites là đá núi lửa giàu magie, kali và các nguyên tố khác cần thiết cho sự hình thành kim cương.

Khi magma từ sâu bên trong Trái Đất nổi lên qua lớp vỏ và phun trào trên bề mặt, những đường ống này hình thành.

Sự hình thành kim cương tương tự như nướng bánh. Lớp phủ của Trái Đất đóng vai trò là một chiếc lò nướng, trong khi magma giàu carbon là bột bánh.

Nhiệt độ và áp suất cao trong lớp phủ của Trái Đất tương tự như nhiệt lò nướng, khiến carbon kết tinh thành kim cương giống như cách bột bánh được nướng và đông đặc.

Ống kimberlite hoạt động tương tự như cửa lò, chúng mang kim cương lên bề mặt giống như cách cửa lò mở ra để người thợ có thể lấy bánh.

Cuối cùng, hiện tượng xói mòn và phong hóa làm hao mòn các lớp bề mặt qua hàng triệu năm làm lộ ra những viên kim cương.

Kim cương sau đó được khai thác và xử lý tạo nên những viên đá quý tuyệt đẹp được biết đến và yêu thích trên khắp thế giới.

Thật không thể tin được rằng châu Phi rất giàu kim cương, cứ như thể Trái Đất đã ban cho lục địa này như một món quà quý giá.

Nhưng bất chấp sự giàu có về khoáng chất quý hiếm này, châu Phi vẫn rất nghèo đói.

Nó giống với việc bạn có một chiếc vòng cổ kim cương tuyệt đẹp, nhưng nó không có giá trị để giúp bạn mua thức ăn hoặc chỗ ở.

Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta phải hiểu rằng, bản thân những viên kim cương không phải là vấn đề mà từ chính lòng tham và bạo lực của những người khai thác chúng.

Sự giàu có kim cương của châu Phi là kết quả của hàng triệu năm các quá trình địa chất phức tạp đã định hình lục địa. Trong khi việc khai thác chúng đã dẫn đến xung đột và nghèo đói.

Theo www.scienceabc.com