Ngày trước hồi học lịch sử, thì chưa ai nói kỹ về việc cắm cọc cả, nên lúc ấy tôi nghĩ là chắc là huy động nhiều người rồi cứ thế vùi xuống tầm 1 tuần là xong thôi.
Ôi nhưng mà không nhé. Mỗi cái cọc dài từ 2-3m lận, đường kính béo lú mề luôn, khoảng 25-30cm, cọc lại còn làm từ gỗ lim. Mà gỗ lim thì là cụ tổ của cứng và nặng rồi. Nó không dễ như việc bạn cắm cây đũa vào miếng giò tẹo nào.
Cắm hàng trăm cái cọc như thế ở một phạm vi rộng như vậy, mà sông Bạch Đằng nước chảy rất xiết, bơi còn khó nói gì đến hò dô nhau khuân cái cọc múp rụp cắm xuống.
Chưa kể đến việc cọc phải được đặt nằm nghiêng khoảng 45 độ để khi thủy triều rút, lực đâm từ cọc lên thuyền giặc sẽ tối đa nhất. Ouch, nghĩ đã thấy đau
Các vồ đóng cọc (Cục gỗ to nặng hình lập phương dùng để thả xuống đầu cọc, giúp cọc lún xuống) đã được tìm thấy vào các năm 1976 và 1984, lúc ấy, các nhà khảo cổ và nghiên cứu lịch sử đã đưa ra giả thuyết về việc sử dụng ròng rọc. Ròng rọc được sử dụng để đưa vồ lên cao, sau đó thả xuống cho cọc lún vào lòng sông.
Nghe rất hợp lý cho tới khi họ nhận ra rằng đầu cọc là đầu nhọn. Thả vồ xuống như thế thì nó sẽ dẹp lép như con tép. Với cả nếu cắm xuống rồi mới vót nhọn đầu cọc thì pha xử lý này quá là cồng kềnh.
Sau đó, tác giả Vũ Xuân Xuê đưa ra một giả thuyết như sau:
Việc cắm cọc sẽ theo nguyên lý: cọc giữ dây, dây giữ cọc, dây giữ thuyền.
Việc cắm cọc sẽ theo nguyên lý: cọc giữ dây, dây giữ cọc, dây giữ thuyền.
Cọc được thả xuống sông, đầu được buộc dây chắc chắn, phần thân trên của cọc sẽ buộc ván để 4 người đàn ông to khỏe đứng lên, lắc và nhấn cho cọc chìm sâu dần. Sau đó tháo ván ra, kéo dây để đầu cọc nghiêng về hướng rút của thủy triều, sau đó bịt đầu sắt vào cọc. Như vậy có thể cắm được hàng chục cọc mỗi ngày.
Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ, tuy vậy đây cũng mới chỉ là giả thuyết.
Ông cha ta ngoài việc rất thông minh trong tính toán khoảng cách cọc gỗ với đáy nước, giữa cọc gỗ với nhau, lại còn am hiểu về thủy động học. Bảo sao giặc nào đến thì cũng phải chạy rẽ đất (thỉnh thoảng rẽ cả nước).
Nguồn: Kiến Không Ngủ