Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và trong điều kiện kinh tế ở mức thu nhập trung bình thì nguy cơ chưa giàu đã già là một thách thức. Dù tuổi thọ người dân cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực nhưng tuổi thọ khỏe mạnh còn chưa cao.
Theo các nhà khoa học, “Lo cho tuổi già từ khi còn trẻ” thực sự là yêu cầu cấp bách.
Tuổi thọ - số năm khỏe mạnh chênh lệch
Vừa nhận sổ hưu tháng trước, ông N.V.T (61 tuổi, Hà Tĩnh) đã vào viện cấp cứu vì căn bệnh đái tháo đường đã sang giai đoạn biến chứng lên mắt, bàn chân. Chưa kể, bệnh tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính cũng hành hạ ông nhiều hơn, nhiều lần phải vào viện cấp cứu lúc giữa đêm.
“Nghỉ hưu chưa kịp hưởng sự thanh nhàn thì đã bước vào chuỗi ngày dài gắn liền với bệnh viện”, ông T. than thở.
Mỗi lần ông đi viện, hai người con gái lại thay nhau nghỉ việc chăm sóc ông. Có lúc, cực chẳng đã, họ lại phải thuê người chăm ông theo giờ. Nhìn các con chạy đôn đáo, phải sắp xếp nhà cửa, con cái, rồi tự bỏ tiền tích lũy ra để chi trả cho bố nhiều đợt điều trị vì không muốn “động vào tiền dưỡng già” của ông ngoại, ông T. rất xót xa.
Bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho hay trung bình mỗi người cao tuổi có thể mắc nhiều hơn 3 bệnh lý, phổ biến như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, Parkinson, sa sút trí tuệ, đột quỵ… Đây đều là các bệnh lý mạn tính, điều trị kéo dài, đòi hỏi chăm sóc y tế thường xuyên, thậm chí suốt đời.
Theo Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi, trong đó nam giới là 71 tuổi, nữ giới là 76,4 tuổi. Mức tuổi thọ này cao hơn mức trung bình thế giới và nhiều nước trong khu vực. Một số địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu…, tuổi thọ bình quân còn ở mức trên 76 tuổi.
Tuy tuổi thọ tăng, nhưng số năm sống khỏe mạnh của người Việt còn khiêm tốn, tương ứng cho nam và nữ là 63,2 tuổi và 70 tuổi. Tuổi thọ khỏe mạnh của người dân TP.HCM chỉ là 64 nên với tuổi thọ 76, họ có tận 12 năm phải sống và đối mặt với các vấn đề sức khỏe. Sự khác biệt này kéo theo hàng loạt vấn đề như làm giảm khả năng tham gia các hoạt động xã hội, giảm thu nhập tăng thêm, tăng chi phí điều trị và từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn cao tuổi.Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên, đạt 73,7 tuổi, nhưng tuổi khoẻ mạnh vẫn thấp, chỉ 64. Ảnh: Thạch Thảo
Nhiều người chỉ mới bước qua tuổi 60 được vài năm nhưng có thâm niên mắc các bệnh lý hô hấp, xơ gan, viêm tụy... do hậu quả của những năm tháng tuổi trẻ và trung niên lạm dụng hút thuốc, uống rượu, béo phì, mắc các bệnh viêm nhiễm nhưng không điều trị. Nếu không có nguồn thu nhập ổn định hoặc các loại hình bảo hiểm, trợ cấp mà sống phụ thuộc vào con cháu, bệnh tật dai dẳng sẽ khiến gánh nặng càng chất chồng lên vai thế hệ “bánh mỳ kẹp”.
Hơn nữa, tình trạng đó còn tạo ra những thách thức lớn khi người trẻ nếu dành thời gian chăm sóc người cao tuổi sẽ giảm bớt thời gian lao động, cống hiến cho xã hội. Nhìn rộng hơn, sức lao động của toàn xã hội có thể bị ảnh hưởng bởi phải dành một phần nguồn lực khá lớn để chăm sóc người cao tuổi sống phụ thuộc cả về kinh tế lẫn sức khỏe.
Vừa nhận sổ hưu tháng trước, ông N.V.T (61 tuổi, Hà Tĩnh) đã vào viện cấp cứu vì căn bệnh đái tháo đường đã sang giai đoạn biến chứng lên mắt, bàn chân. Chưa kể, bệnh tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính cũng hành hạ ông nhiều hơn, nhiều lần phải vào viện cấp cứu lúc giữa đêm.
“Nghỉ hưu chưa kịp hưởng sự thanh nhàn thì đã bước vào chuỗi ngày dài gắn liền với bệnh viện”, ông T. than thở.
Mỗi lần ông đi viện, hai người con gái lại thay nhau nghỉ việc chăm sóc ông. Có lúc, cực chẳng đã, họ lại phải thuê người chăm ông theo giờ. Nhìn các con chạy đôn đáo, phải sắp xếp nhà cửa, con cái, rồi tự bỏ tiền tích lũy ra để chi trả cho bố nhiều đợt điều trị vì không muốn “động vào tiền dưỡng già” của ông ngoại, ông T. rất xót xa.
Bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho hay trung bình mỗi người cao tuổi có thể mắc nhiều hơn 3 bệnh lý, phổ biến như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, Parkinson, sa sút trí tuệ, đột quỵ… Đây đều là các bệnh lý mạn tính, điều trị kéo dài, đòi hỏi chăm sóc y tế thường xuyên, thậm chí suốt đời.
Theo Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi, trong đó nam giới là 71 tuổi, nữ giới là 76,4 tuổi. Mức tuổi thọ này cao hơn mức trung bình thế giới và nhiều nước trong khu vực. Một số địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu…, tuổi thọ bình quân còn ở mức trên 76 tuổi.
Tuy tuổi thọ tăng, nhưng số năm sống khỏe mạnh của người Việt còn khiêm tốn, tương ứng cho nam và nữ là 63,2 tuổi và 70 tuổi. Tuổi thọ khỏe mạnh của người dân TP.HCM chỉ là 64 nên với tuổi thọ 76, họ có tận 12 năm phải sống và đối mặt với các vấn đề sức khỏe. Sự khác biệt này kéo theo hàng loạt vấn đề như làm giảm khả năng tham gia các hoạt động xã hội, giảm thu nhập tăng thêm, tăng chi phí điều trị và từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn cao tuổi.Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên, đạt 73,7 tuổi, nhưng tuổi khoẻ mạnh vẫn thấp, chỉ 64. Ảnh: Thạch Thảo
Nhiều người chỉ mới bước qua tuổi 60 được vài năm nhưng có thâm niên mắc các bệnh lý hô hấp, xơ gan, viêm tụy... do hậu quả của những năm tháng tuổi trẻ và trung niên lạm dụng hút thuốc, uống rượu, béo phì, mắc các bệnh viêm nhiễm nhưng không điều trị. Nếu không có nguồn thu nhập ổn định hoặc các loại hình bảo hiểm, trợ cấp mà sống phụ thuộc vào con cháu, bệnh tật dai dẳng sẽ khiến gánh nặng càng chất chồng lên vai thế hệ “bánh mỳ kẹp”.
Hơn nữa, tình trạng đó còn tạo ra những thách thức lớn khi người trẻ nếu dành thời gian chăm sóc người cao tuổi sẽ giảm bớt thời gian lao động, cống hiến cho xã hội. Nhìn rộng hơn, sức lao động của toàn xã hội có thể bị ảnh hưởng bởi phải dành một phần nguồn lực khá lớn để chăm sóc người cao tuổi sống phụ thuộc cả về kinh tế lẫn sức khỏe.
Mối nguy hiểm của tình trạng "chưa giàu đã già"
Dân số Việt Nam đã đạt mức khoảng 100 triệu người và thuộc nhóm 15 nước đông dân nhất thế giới nên Việt Nam có lợi thế lao động dồi dào, thị trường nội địa rộng lớn nhưng đang đối mặt tình trạng dân số già hóa thuộc hàng những nước nhanh nhất thế giới, thậm chí tốc độ này được ví như “vũ bão”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho biế năm 2009, cứ 11 người dân lại có 1 người từ 60 tuổi trở lên nhưng vào năm 2029, tỷ lệ này là 6:1. Tổng cục Thống kê dự báo, vào năm 2036, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở nước ta chiếm 14% dân số, tức là Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” từ thời điểm đó. Dự báo này cho thấy Việt Nam đã và đang già hóa rất nhanh so với mức độ phát triển kinh tế.
“Hai thập kỷ tới, tốc độ già hóa của Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta chỉ còn chưa đầy 13 năm để chuyển sang giai đoạn dân số già”, Giáo sư Giang Thanh Long, chuyên gia cao cấp về dân số và phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định.
Hai thập kỷ tới, tốc độ già hóa của Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa. Ảnh: Hoàng Hà
Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy các nước có thu nhập cao đã phải mất nhiều hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, mới chuyển từ trạng thái “đang già” (tỷ lệ người từ 65 tuổi đạt mức 7% tổng dân số) sang “già” (tỷ lệ người từ 65 tuổi đạt mức 14% tổng dân số) như Pháp (115 năm); Thụy Điển (85 năm); Australia (63 năm), trong khi Việt Nam gia nhập những nhóm nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với chỉ có 18 năm (2018-2036), tương đương nhóm các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc.
Già hóa dân số là điều tất yếu xảy ra với một quốc gia vừa tăng tuổi thọ lại vừa giảm mạnh tỷ lệ sinh như Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta có thách thức lớn vì già hóa nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình.
Cảnh báo nguy cơ “chưa giàu đã già” không phải bây giờ mới được đưa ra mà đã được các chuyên gia nêu ngay khi Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số (từ năm 2011). Hơn 10 năm đầu giai đoạn già hóa, thu nhập trung bình của người Việt Nam từ 1.300 USD/người/năm tăng lên hơn 4.100 USD/người/năm (năm 2022), thoát khỏi nhóm các nước trung bình thấp. Trong thời gian đó, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đã tăng từ hơn 7% lên gần 9%.
Đến năm 2036, tỷ lệ này tăng lên 14,2%, nghĩa là sang “xã hội già”, nên nếu thu nhập của người Việt chưa tăng kịp lên thành nước có thu nhập cao (tạm thời lấy mức 12.400 đô la Mỹ/người/năm theo phân loại của Ngân hàng Thế giới vào năm 2020) thì “già trước khi giàu” không còn là nguy cơ mà có thể hiện hữu.
Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản đã tận dụng rất tốt thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” để chạy đua với bão già hóa vì cơ hội này chỉ xảy ra một lần với một quốc gia. “Với Việt Nam, cơ hội này diễn ra từ năm 2007 và dự kiến kết thúc năm 2039, nghĩa là chúng ta chỉ còn 16 năm để tận dụng mọi lợi thế nhằm chuẩn bị nguồn lực cho dân số già”, Giáo sư Giang Thanh Long nhận định.
Cùng lúc đó, mạng lưới bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt độ phủ mục tiêu. Theo BHXH Việt Nam, tính đến năm 2022, mới chỉ có khoảng 38% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH. Chính phủ kỳ vọng đến năm 2025, 55% người hết tuổi lao động sẽ có lương hưu nhưng con số này hiện chỉ mới ở mức 22%.
“Tỷ lệ người cao tuổi tăng lên, nhóm không có lương hưu lại chiếm phần đông sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, gây áp lực lớn cho ngân sách nhà nước”, Giáo sư Giang Thanh Long nhận xét.
Vị chuyên gia dự báo nếu không tận dụng được giai đoạn còn lại của dân số vàng, Việt Nam sẽ càng khó khăn để tăng trưởng kinh tế nhanh trong “cơn bão” già hóa.
Dân số Việt Nam đã đạt mức khoảng 100 triệu người và thuộc nhóm 15 nước đông dân nhất thế giới nên Việt Nam có lợi thế lao động dồi dào, thị trường nội địa rộng lớn nhưng đang đối mặt tình trạng dân số già hóa thuộc hàng những nước nhanh nhất thế giới, thậm chí tốc độ này được ví như “vũ bão”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho biế năm 2009, cứ 11 người dân lại có 1 người từ 60 tuổi trở lên nhưng vào năm 2029, tỷ lệ này là 6:1. Tổng cục Thống kê dự báo, vào năm 2036, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở nước ta chiếm 14% dân số, tức là Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” từ thời điểm đó. Dự báo này cho thấy Việt Nam đã và đang già hóa rất nhanh so với mức độ phát triển kinh tế.
“Hai thập kỷ tới, tốc độ già hóa của Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta chỉ còn chưa đầy 13 năm để chuyển sang giai đoạn dân số già”, Giáo sư Giang Thanh Long, chuyên gia cao cấp về dân số và phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định.
Hai thập kỷ tới, tốc độ già hóa của Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa. Ảnh: Hoàng Hà
Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy các nước có thu nhập cao đã phải mất nhiều hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, mới chuyển từ trạng thái “đang già” (tỷ lệ người từ 65 tuổi đạt mức 7% tổng dân số) sang “già” (tỷ lệ người từ 65 tuổi đạt mức 14% tổng dân số) như Pháp (115 năm); Thụy Điển (85 năm); Australia (63 năm), trong khi Việt Nam gia nhập những nhóm nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với chỉ có 18 năm (2018-2036), tương đương nhóm các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc.
Già hóa dân số là điều tất yếu xảy ra với một quốc gia vừa tăng tuổi thọ lại vừa giảm mạnh tỷ lệ sinh như Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta có thách thức lớn vì già hóa nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình.
Cảnh báo nguy cơ “chưa giàu đã già” không phải bây giờ mới được đưa ra mà đã được các chuyên gia nêu ngay khi Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số (từ năm 2011). Hơn 10 năm đầu giai đoạn già hóa, thu nhập trung bình của người Việt Nam từ 1.300 USD/người/năm tăng lên hơn 4.100 USD/người/năm (năm 2022), thoát khỏi nhóm các nước trung bình thấp. Trong thời gian đó, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đã tăng từ hơn 7% lên gần 9%.
Đến năm 2036, tỷ lệ này tăng lên 14,2%, nghĩa là sang “xã hội già”, nên nếu thu nhập của người Việt chưa tăng kịp lên thành nước có thu nhập cao (tạm thời lấy mức 12.400 đô la Mỹ/người/năm theo phân loại của Ngân hàng Thế giới vào năm 2020) thì “già trước khi giàu” không còn là nguy cơ mà có thể hiện hữu.
Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản đã tận dụng rất tốt thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” để chạy đua với bão già hóa vì cơ hội này chỉ xảy ra một lần với một quốc gia. “Với Việt Nam, cơ hội này diễn ra từ năm 2007 và dự kiến kết thúc năm 2039, nghĩa là chúng ta chỉ còn 16 năm để tận dụng mọi lợi thế nhằm chuẩn bị nguồn lực cho dân số già”, Giáo sư Giang Thanh Long nhận định.
Cùng lúc đó, mạng lưới bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt độ phủ mục tiêu. Theo BHXH Việt Nam, tính đến năm 2022, mới chỉ có khoảng 38% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH. Chính phủ kỳ vọng đến năm 2025, 55% người hết tuổi lao động sẽ có lương hưu nhưng con số này hiện chỉ mới ở mức 22%.
“Tỷ lệ người cao tuổi tăng lên, nhóm không có lương hưu lại chiếm phần đông sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, gây áp lực lớn cho ngân sách nhà nước”, Giáo sư Giang Thanh Long nhận xét.
Vị chuyên gia dự báo nếu không tận dụng được giai đoạn còn lại của dân số vàng, Việt Nam sẽ càng khó khăn để tăng trưởng kinh tế nhanh trong “cơn bão” già hóa.
(Theo Vietnamnet)
Sức khỏe