Kỹ sư Federico Di Vruno của Đài quan sát thiên văn SKA ở Úc, Nam Phi và Liên minh Thiên văn quốc tế cho biết nghiên cứu này là nỗ lực mới nhất nhằm hiểu rõ hơn tác động bức xạ của các chòm vệ tinh đối với các đài thiên văn.
Hiện nay, các tần số vô tuyến giữa 10,7 và 12,7 gigahertz được các vệ tinh sử dụng cho đường liên lạc xuống Trái đất.
Minh họa các bức xạ điện từ từ các vệ tinh Starlink - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).
Nhưng các nhà khoa học cho rằng, các vệ tinh có thể đang phát ra sóng vô tuyến không mong muốn bên ngoài dải tần đó. Đây là điều mà ông Di Vruno và các đồng nghiệp đã tìm cách điều tra.
Họ đã sử dụng ARray tần số thấp (LOFAR) ở châu Âu, một mạng bao gồm khoảng 20.000 ăng ten vô tuyến được phân bố khắp 52 địa điểm. Với độ nhạy này, họ đã quan sát được 68 vệ tinh Starlink và phát hiện ra hiện tượng rò rỉ bức xạ điện từ.
Nhà thiên văn học Cees Bassa của ASTRON, Viện Thiên văn vô tuyến Hà Lan, cho biết: “Với LOFAR, chúng tôi đã phát hiện ra bức xạ có tần số từ 110 đến 188 MHz từ 47 trong số 68 vệ tinh được quan sát.
Dải tần số này bao gồm một dải tần trong khoảng từ 150,05 đến 153 MHz đã được Liên minh Viễn thông quốc tế phân bổ cụ thể cho ngành vô tuyến thiên văn".
Ở trên Trái đất, Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với các thiết bị điện để kiểm soát nhiễu điện từ, nhưng những quy tắc đó không áp dụng trong không gian.
Các nhà nghiên cứu đã liên hệ với SpaceX. Công ty này đang tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ sự rò rỉ không chủ ý này.
Nhà thiên văn học Michael Kramer thuộc Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck và Astronomische Gesellschaft ở Đức, cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy cách phát triển công nghệ hiện nay có thể có những tác dụng phụ không lường trước được đối với thiên văn học”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.
Starlink