SCB đóng cửa thêm 1 phòng giao dịch
Phòng giao dịch Thanh Đa có địa chỉ tại số 774 (số cũ 632) Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, quận Bình Thạnh, TPHCM. SCB cho biết mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại phòng giao dịch này đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác.
Hơn 2 tháng qua, ngân hàng này liên tiếp chấm dứt nhiều phòng giao dịch trên địa bàn TPHCM, Hà Nội và Nghệ An.
Trong tháng 7, SCB chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại TPHCM gồm Phòng giao dịch Minh Khai thuộc chi nhánh Cống Quỳnh, quận 3; Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza, quận 5; Phòng giao dịch Trần Quang Khải thuộc chi nhánh Tân Định, quận 1; Phòng giao dịch Bàu Cát thuộc chi nhánh Thống Nhất; Phòng giao dịch Nhà Rồng thuộc chi nhánh Sài Gòn; Phòng giao dịch Cô Giang thuộc chi nhánh Cống Quỳnh.
Trong tháng 6, SCB cũng thông báo đóng cửa hoạt động 3 phòng giao dịch, gồm Phòng Giao dịch Hưng Dũng chi nhánh Nghệ An, Phòng Giao dịch Thành Công chi nhánh Hai Bà Trưng (TP Hà Nội); Phòng Giao dịch quận 1, chi nhánh Cống Quỳnh.
Hồi giữa tháng 10/2022, sau sự cố rút tiền hàng loạt ở SCB, Ngân hàng Nhà nước đã đưa SCB vào diện "kiểm soát đặc biệt". Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước khẳng định "những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có SCB đều được nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp".
Đơn vị này khi đó cho biết sẽ lựa chọn, chỉ định những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành nhà băng này.
Ông Vũ Anh Đức - Giám đốc VietinBank TPHCM - sau đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định 4 nhân sự khác có kinh nghiệm từ các ngân hàng có vốn Nhà nước sang tham gia quản trị SCB, gồm ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu và ông Lý Thành Phương.
(Nguồn: Dân trí)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Chi nhánh Tân Định vừa chính thức chấm dứt hoạt động phòng giao dịch Thanh Đa trực thuộc chi nhánh từ ngày 25/8. Việc giải thể phòng giao dịch nói trên căn cứ theo quyết định của Ngân hàng Nhà Nước - chi nhánh TPHCM và quyết định của HĐQT ngân hàng.
Phòng giao dịch Thanh Đa có địa chỉ tại số 774 (số cũ 632) Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, quận Bình Thạnh, TPHCM. SCB cho biết mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại phòng giao dịch này đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác.
Hơn 2 tháng qua, ngân hàng này liên tiếp chấm dứt nhiều phòng giao dịch trên địa bàn TPHCM, Hà Nội và Nghệ An.
Trong tháng 7, SCB chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại TPHCM gồm Phòng giao dịch Minh Khai thuộc chi nhánh Cống Quỳnh, quận 3; Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza, quận 5; Phòng giao dịch Trần Quang Khải thuộc chi nhánh Tân Định, quận 1; Phòng giao dịch Bàu Cát thuộc chi nhánh Thống Nhất; Phòng giao dịch Nhà Rồng thuộc chi nhánh Sài Gòn; Phòng giao dịch Cô Giang thuộc chi nhánh Cống Quỳnh.
Trong tháng 6, SCB cũng thông báo đóng cửa hoạt động 3 phòng giao dịch, gồm Phòng Giao dịch Hưng Dũng chi nhánh Nghệ An, Phòng Giao dịch Thành Công chi nhánh Hai Bà Trưng (TP Hà Nội); Phòng Giao dịch quận 1, chi nhánh Cống Quỳnh.
Hồi giữa tháng 10/2022, sau sự cố rút tiền hàng loạt ở SCB, Ngân hàng Nhà nước đã đưa SCB vào diện "kiểm soát đặc biệt". Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước khẳng định "những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có SCB đều được nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp".
Đơn vị này khi đó cho biết sẽ lựa chọn, chỉ định những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành nhà băng này.
Ông Vũ Anh Đức - Giám đốc VietinBank TPHCM - sau đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định 4 nhân sự khác có kinh nghiệm từ các ngân hàng có vốn Nhà nước sang tham gia quản trị SCB, gồm ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu và ông Lý Thành Phương.
(Nguồn: Dân trí)