Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học thức - ngủ ở người và ở từng hệ cơ quan trong cơ thể. Giấc ngủ có rất nhiều chức năng khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này chỉ tập trung vào một số chức năng được trình bày sau đây.
Giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ và định hình ký ức ở trẻ em và người lớn
Vai trò của giấc ngủ trong việc củng cố, duy trì và tăng cường trí nhớ đã được khoa học chứng minh. Giấc ngủ tốt sau một ngày học tập sẽ giúp cho khả năng ghi nhớ tốt hơn và kéo dài hơn. Ngoài ra giấc ngủ cũng giúp củng cố và định hình trí nhớ và ký ức về các hoạt động, các biến cố xảy ra trong cuộc đời mỗi người.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong điều hòa sự bài tiết hormone của cơ thể
Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mỗi người luôn được duy trì cân bằng và ổn định là nhờ vào sự cân bằng sinh lý các hormone và được điều tiết bởi não bộ thông qua các tuyến nội tiết.
Ðặc biệt sự bài tiết của hormone ở người cũng tuân theo nhịp sinh học và chu kỳ ngày đêm. Một số hormone được tiết ra vào ban đêm và khi cơ thể ở trạng thái ngủ như hormone tăng trưởng, đây là hormone có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về thể chất của trẻ em; do vậy cần phải bảo đảm giấc ngủ của trẻ đúng giờ và đủ thời gian yêu cầu theo độ tuổi.
Ở người trưởng thành, hormone tăng trưởng cũng được tiết ra về đêm và giúp tăng cường sự bền vững của hệ cơ xương, giúp tái tạo collagen ở da và ổn định quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ở nữ giới, một loại hormone có tên gọi là prolactin, tham gia quá trình sinh sản cũng được tiết ra trong khi ngủ. Do vậy, những rối loạn về giấc ngủ như là mất ngủ nặng và kéo dài ở người nữ có thể gây ra những rối loạn về chức năng nội tiết quan trọng.
Ngoài ra, một loại hormone được tiết ra từ tuyến tùng lại có tác dụng giúp cơ thể đi vào giấc ngủ đó là melatonine, sự rối loạn về nhịp sinh học và chu kỳ thức - ngủ cũng sẽ gây ra rối loạn về sự bài tiết melatonine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào lúc nữa đêm cho đến đầu buổi sáng sớm và bị ức chế khi tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày. Ngoài chức năng điều hòa giấc ngủ, melatonine còn được cho là có tác dụng chống lại các gốc oxit hóa và điều hòa miễn dịch của cơ thể.
Thiếu ngủ cũng sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng của các hormone điều hòa cảm giác thèm ăn như là leptin, có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn; trong khi đó thiếu ngủ lại làm tăng tiết hormone ghrelin có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn. Do vậy, những người bị chứng mất ngủ thường có khuynh hướng tăng cân vì có thói quen ăn vào buổi tối do sự tăng bài tiết của ghrelin.
Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mỗi người luôn được duy trì cân bằng và ổn định là nhờ vào sự cân bằng sinh lý các hormone và được điều tiết bởi não bộ thông qua các tuyến nội tiết.
Ðặc biệt sự bài tiết của hormone ở người cũng tuân theo nhịp sinh học và chu kỳ ngày đêm. Một số hormone được tiết ra vào ban đêm và khi cơ thể ở trạng thái ngủ như hormone tăng trưởng, đây là hormone có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về thể chất của trẻ em; do vậy cần phải bảo đảm giấc ngủ của trẻ đúng giờ và đủ thời gian yêu cầu theo độ tuổi.
Ở người trưởng thành, hormone tăng trưởng cũng được tiết ra về đêm và giúp tăng cường sự bền vững của hệ cơ xương, giúp tái tạo collagen ở da và ổn định quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ở nữ giới, một loại hormone có tên gọi là prolactin, tham gia quá trình sinh sản cũng được tiết ra trong khi ngủ. Do vậy, những rối loạn về giấc ngủ như là mất ngủ nặng và kéo dài ở người nữ có thể gây ra những rối loạn về chức năng nội tiết quan trọng.
Ngoài ra, một loại hormone được tiết ra từ tuyến tùng lại có tác dụng giúp cơ thể đi vào giấc ngủ đó là melatonine, sự rối loạn về nhịp sinh học và chu kỳ thức - ngủ cũng sẽ gây ra rối loạn về sự bài tiết melatonine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào lúc nữa đêm cho đến đầu buổi sáng sớm và bị ức chế khi tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày. Ngoài chức năng điều hòa giấc ngủ, melatonine còn được cho là có tác dụng chống lại các gốc oxit hóa và điều hòa miễn dịch của cơ thể.
Thiếu ngủ cũng sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng của các hormone điều hòa cảm giác thèm ăn như là leptin, có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn; trong khi đó thiếu ngủ lại làm tăng tiết hormone ghrelin có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn. Do vậy, những người bị chứng mất ngủ thường có khuynh hướng tăng cân vì có thói quen ăn vào buổi tối do sự tăng bài tiết của ghrelin.
Giấc ngủ giúp thanh thải các sản phẩm bài tiết ở não và điều chỉnh tính khí
Sự đào thải các sản phẩm bài tiết do quá trình chuyển hóa ở não diễn ra liên tục trong ngày thông qua sự làm mới của dịch não tủy. Ðặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp sự đào thải những sản phẩm bài tiết của quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh trong ngày và trong khi ngủ. Sự tích tụ quá mức các sản phẩm cần phải được đào thải trong não nếu không được thực hiện sẽ là nguy cơ gây ra các bệnh lý ở người lớn tuổi như Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ và một số tổn thương thực thể của não bộ.
Sự đào thải các sản phẩm bài tiết do quá trình chuyển hóa ở não diễn ra liên tục trong ngày thông qua sự làm mới của dịch não tủy. Ðặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp sự đào thải những sản phẩm bài tiết của quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh trong ngày và trong khi ngủ. Sự tích tụ quá mức các sản phẩm cần phải được đào thải trong não nếu không được thực hiện sẽ là nguy cơ gây ra các bệnh lý ở người lớn tuổi như Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ và một số tổn thương thực thể của não bộ.
Các nghiên cứu quan sát về rối loạn giấc ngủ cho thấy rằng những người bị mất ngủ thường hay cáu gắt, luôn ở trạng thái căng thẳng và đôi khi dễ trở nên giận dữ và khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ em thiếu ngủ đôi khi có những biểu hiện như hội chứng tăng động giảm chú ý và ảnh hưởng rất trầm trọng lên khả năng học tập và sự hình thành tính khí - cảm xúc.
Ngoài ra, giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh tính khí ở trẻ em và cả ở người lớn. Một giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt và đầy đủ thời gian sẽ giúp mỗi người khi thức giấc cảm thấy thư giãn, bớt căng thẳng và vui vẻ hơn so với những người có giấc ngủ không tốt.
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng cường miễn dịch của cơ thể
Những nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng, giấc ngủ giúp động vật có thể sống sót sau khi bị nhiễm trùng. Ở người, khả năng bị nhiễm virus đường hô hấp cao hơn nhiều ở những người có giấc ngủ ngắn (dưới 6 giờ mỗi đêm) hoặc những người bị mất ngủ. Giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ chỉ trong một đêm cũng dẫn đến phản ứng sinh ra kháng thể thấp hơn đối với việc tiêm chủng, chẳng hạn như tiêm chủng vaccine chống lại bệnh cúm và các loại virus khác.
Vì vậy, việc duy trì một thói quen ngủ tốt và một giấc ngủ bảo đảm chất lượng sẽ giúp tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật do thiếu ngủ gây ra và giúp tăng cường tuổi thọ cho mỗi người.
Ngoài ra, giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh tính khí ở trẻ em và cả ở người lớn. Một giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt và đầy đủ thời gian sẽ giúp mỗi người khi thức giấc cảm thấy thư giãn, bớt căng thẳng và vui vẻ hơn so với những người có giấc ngủ không tốt.
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng cường miễn dịch của cơ thể
Những nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng, giấc ngủ giúp động vật có thể sống sót sau khi bị nhiễm trùng. Ở người, khả năng bị nhiễm virus đường hô hấp cao hơn nhiều ở những người có giấc ngủ ngắn (dưới 6 giờ mỗi đêm) hoặc những người bị mất ngủ. Giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ chỉ trong một đêm cũng dẫn đến phản ứng sinh ra kháng thể thấp hơn đối với việc tiêm chủng, chẳng hạn như tiêm chủng vaccine chống lại bệnh cúm và các loại virus khác.
Vì vậy, việc duy trì một thói quen ngủ tốt và một giấc ngủ bảo đảm chất lượng sẽ giúp tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật do thiếu ngủ gây ra và giúp tăng cường tuổi thọ cho mỗi người.
SỨC KHOẺ