Kỹ sư của Công ty Carbfix đang trộn CO2 với nước và bơm xuống lớp đá bazan bên dưới mặt đất - Ảnh: REUTERS
Công nghệ mới giải quyết vấn đề cũ
Công ty khởi nghiệp Carbfix đến từ Iceland đang thu hút sự chú ý trên toàn cầu khi giới thiệu công nghệ biến khí thải CO2 thành đá phục vụ việc xây dựng. Ông Ólafur Teitur Guðnason, giám đốc truyền thông của Carbfix, đã tổ chức buổi giới thiệu kỹ thuật đặc biệt nói trên tại nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi nằm ở phía tây nam Iceland vào ngày 30-10.
Các kỹ sư đã trộn CO2 trữ trong nhà máy điện với nước, sau đó bơm hỗn hợp chất lỏng xuống lớp đá bazan bên dưới mặt đất. Nước hoạt động như chất vận chuyển cùng lúc triệt tiêu sức nổi của khí CO2 và tăng tốc quá trình khoáng hóa của đá bazan - thành phần cần thiết để hình thành đá thông thường.
Kết quả là trong 9 năm kể từ khi công ty Carbfix bắt đầu bơm hỗn hợp nói trên xuống lòng đất, 95% lượng hỗn hợp này đã biến thành đá. Điều đáng nói là chúng chỉ mất chưa đến 2 năm để “đá hóa”.
“Công nghệ của chúng tôi đẩy nhanh các quá trình thông thường xảy ra theo giai đoạn địa chất. Thay vì mất hàng ngàn năm (để khoáng hóa CO2 thành đá), chúng tôi thực hiện điều này trong vòng 2 năm”, ông Guðnason nói.
Khu vực nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS
Vị giám đốc cho biết quy trình sản xuất không cần người giám sát, thậm chí nó còn giải quyết tình trạng lưu trữ khí carbon của ngành dầu khí vốn gây ra nhiều tranh cãi. Đây cũng là lý do Công ty Carbfix phát triển công nghệ này.
Trước đây, nhiều tập đoàn dầu khí đã cho xây dựng những khu “nghĩa trang” lưu trữ khí CO2. Tuy nhiên các chuyên gia khí hậu không đánh giá cao cách làm này.
Theo Hãng tin Reuters, công nghệ mới của Iceland đang thu hút sự quan tâm lớn của quốc tế. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ đã đến thăm nhà máy Hellisheidi vào mùa hè.
Ngoài ra, hơn 120 người gồm các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và đại diện của các công ty hàng đầu quốc tế cũng tham gia hội nghị thượng đỉnh về khoáng hóa do Carbfix tổ chức vào tháng 9-2023.
Công ty khởi nghiệp Carbfix đến từ Iceland đang thu hút sự chú ý trên toàn cầu khi giới thiệu công nghệ biến khí thải CO2 thành đá phục vụ việc xây dựng. Ông Ólafur Teitur Guðnason, giám đốc truyền thông của Carbfix, đã tổ chức buổi giới thiệu kỹ thuật đặc biệt nói trên tại nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi nằm ở phía tây nam Iceland vào ngày 30-10.
Các kỹ sư đã trộn CO2 trữ trong nhà máy điện với nước, sau đó bơm hỗn hợp chất lỏng xuống lớp đá bazan bên dưới mặt đất. Nước hoạt động như chất vận chuyển cùng lúc triệt tiêu sức nổi của khí CO2 và tăng tốc quá trình khoáng hóa của đá bazan - thành phần cần thiết để hình thành đá thông thường.
Kết quả là trong 9 năm kể từ khi công ty Carbfix bắt đầu bơm hỗn hợp nói trên xuống lòng đất, 95% lượng hỗn hợp này đã biến thành đá. Điều đáng nói là chúng chỉ mất chưa đến 2 năm để “đá hóa”.
“Công nghệ của chúng tôi đẩy nhanh các quá trình thông thường xảy ra theo giai đoạn địa chất. Thay vì mất hàng ngàn năm (để khoáng hóa CO2 thành đá), chúng tôi thực hiện điều này trong vòng 2 năm”, ông Guðnason nói.
Khu vực nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS
Vị giám đốc cho biết quy trình sản xuất không cần người giám sát, thậm chí nó còn giải quyết tình trạng lưu trữ khí carbon của ngành dầu khí vốn gây ra nhiều tranh cãi. Đây cũng là lý do Công ty Carbfix phát triển công nghệ này.
Trước đây, nhiều tập đoàn dầu khí đã cho xây dựng những khu “nghĩa trang” lưu trữ khí CO2. Tuy nhiên các chuyên gia khí hậu không đánh giá cao cách làm này.
Theo Hãng tin Reuters, công nghệ mới của Iceland đang thu hút sự quan tâm lớn của quốc tế. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ đã đến thăm nhà máy Hellisheidi vào mùa hè.
Ngoài ra, hơn 120 người gồm các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và đại diện của các công ty hàng đầu quốc tế cũng tham gia hội nghị thượng đỉnh về khoáng hóa do Carbfix tổ chức vào tháng 9-2023.
Cạnh tranh vì môi trường
Ở Mỹ, một số công ty hiện đang sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS). Họ sẽ bơm CO2 vào các mỏ dầu và khí đốt bị cạn kiệt trên đất liền để vét những cặn dầu còn sót lại.
Công ty khởi nghiệp Climeworks của Thụy Sĩ là một trong những đối tác cung cấp CO2 lâu đời nhất của Carbfix. Họ đã mở nhà máy DAC (viết tắt của “direct air capture” - chiết xuất khí carbon từ không khí rồi biến thành xăng hoặc các dạng nhiên liệu khác) đầu tiên trên thế giới vào năm 2021, có khả năng thu giữ 4.000 tấn CO2 mỗi năm.
Carbfix mới đây đã ký thỏa thuận cung cấp kho lưu trữ CO2 ở Iceland cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp với họ - Removr của Na Uy. Cả hai công ty đều là một phần của Ankeron, tập đoàn này đã được Bộ Năng lượng Mỹ trao 3 triệu USD để nghiên cứu về tính khả thi của DAC ở bang Washington.
Tiến sĩ Edda Sif Aradottir, giám đốc điều hành của Carbfix, trong một cuộc phỏng vấn đã chia sẻ rằng: “Nhìn vào quy mô của việc bảo vệ khí hậu mà chúng tôi phải đạt được thông qua việc loại bỏ carbon, chúng tôi không cho phép chính mình độc quyền (công nghệ) này”.
Bà cũng nhấn mạnh rằng dù “DAC là một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh” của Công ty Carbfix nhưng việc phát triển công nghệ CCS giúp ngăn chặn CO2 xâm nhập vào khí quyển ngay từ đầu mới là điều cần hướng đến đầu tiên.
Tiến sĩ Edda Sif Aradottir, giám đốc điều hành của Công ty Carbfix - Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, dữ liệu từ nhà cung cấp nghiên cứu uy tín, chuyên phân tích xu hướng năng lượng trong tương lai BloombergNEF cho thấy công nghệ này chỉ giải quyết được 0,1% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2022 dù các chính phủ và tập đoàn đã đổ 83 tỉ USD vào nó trong ba thập kỷ qua.
Carbfix cũng đang tham gia xây dựng nhà ga Coda - một cơ sở lưu trữ và vận chuyển CO2 xuyên biên giới. Nếu thành công, dự án sẽ “mở rộng đáng kể khả năng ứng dụng của công nghệ (khoáng hóa CO2)” và đem nó đến các khu vực khác như châu Phi và châu Á.
Công ty Iceland cũng tiết lộ ý định hợp tác với Anh. Xứ sở sương mù hiện đang đặt mục tiêu thu giữ và lưu trữ 20-30 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Ở Mỹ, một số công ty hiện đang sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS). Họ sẽ bơm CO2 vào các mỏ dầu và khí đốt bị cạn kiệt trên đất liền để vét những cặn dầu còn sót lại.
Công ty khởi nghiệp Climeworks của Thụy Sĩ là một trong những đối tác cung cấp CO2 lâu đời nhất của Carbfix. Họ đã mở nhà máy DAC (viết tắt của “direct air capture” - chiết xuất khí carbon từ không khí rồi biến thành xăng hoặc các dạng nhiên liệu khác) đầu tiên trên thế giới vào năm 2021, có khả năng thu giữ 4.000 tấn CO2 mỗi năm.
Carbfix mới đây đã ký thỏa thuận cung cấp kho lưu trữ CO2 ở Iceland cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp với họ - Removr của Na Uy. Cả hai công ty đều là một phần của Ankeron, tập đoàn này đã được Bộ Năng lượng Mỹ trao 3 triệu USD để nghiên cứu về tính khả thi của DAC ở bang Washington.
Tiến sĩ Edda Sif Aradottir, giám đốc điều hành của Carbfix, trong một cuộc phỏng vấn đã chia sẻ rằng: “Nhìn vào quy mô của việc bảo vệ khí hậu mà chúng tôi phải đạt được thông qua việc loại bỏ carbon, chúng tôi không cho phép chính mình độc quyền (công nghệ) này”.
Bà cũng nhấn mạnh rằng dù “DAC là một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh” của Công ty Carbfix nhưng việc phát triển công nghệ CCS giúp ngăn chặn CO2 xâm nhập vào khí quyển ngay từ đầu mới là điều cần hướng đến đầu tiên.
Tiến sĩ Edda Sif Aradottir, giám đốc điều hành của Công ty Carbfix - Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, dữ liệu từ nhà cung cấp nghiên cứu uy tín, chuyên phân tích xu hướng năng lượng trong tương lai BloombergNEF cho thấy công nghệ này chỉ giải quyết được 0,1% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2022 dù các chính phủ và tập đoàn đã đổ 83 tỉ USD vào nó trong ba thập kỷ qua.
Carbfix cũng đang tham gia xây dựng nhà ga Coda - một cơ sở lưu trữ và vận chuyển CO2 xuyên biên giới. Nếu thành công, dự án sẽ “mở rộng đáng kể khả năng ứng dụng của công nghệ (khoáng hóa CO2)” và đem nó đến các khu vực khác như châu Phi và châu Á.
Công ty Iceland cũng tiết lộ ý định hợp tác với Anh. Xứ sở sương mù hiện đang đặt mục tiêu thu giữ và lưu trữ 20-30 triệu tấn CO2 mỗi năm.
(Nguồn TTO)