Bà Denise Fraccious, 68 tuổi, đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vào ngày 12-10-2023 ở Pasadena, California, Mỹ - Ảnh: ABC NEWS
Tiến sĩ Cameron Wolfe, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Duke ở Bắc Carolina, nói với Đài ABC News: "Sau 3 năm đại dịch, vẫn có một tỉ lệ tử vong vì COVID-19 khá đáng kể. 1.500 bệnh nhân tử vong mỗi tuần là không thể chấp nhận được".
Các chuyên gia cho biết có một số lý do khiến mọi người vẫn có thể tử vong vì COVID-19, bao gồm cả việc nhiều người không được tiếp cận các phương pháp điều trị hoặc tiêm vắc xin cũng như hệ miễn dịch suy yếu.
Quá ít người được tiêm chủng
Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy tính đến ngày 5-1, chỉ 19,4% người lớn từ 18 tuổi trở lên và 8% trẻ em đã được tiêm vắc xin COVID-19 cập nhật. Ngoài ra, chỉ 38% người lớn từ 65 tuổi trở lên - những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn - được tiêm phòng.
Việc tiêm vắc xin cập nhật nhằm chống lại các biến thể có liên quan đến XBB, một nhánh của biến thể Omicron.
Dữ liệu CDC cho thấy hiện tại, biến thể JN.1 (hậu duệ của BA.2.86) chiếm khoảng 61,6% số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ.
Mặc dù CDC đã gợi ý rằng JN.1 có thể dễ lây hơn hoặc trốn tránh hệ thống miễn dịch tốt hơn các biến thể khác, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy các loại vắc xin hiện tại không có tác dụng với nó.
Tiến sĩ Shivanjali Shankaran, phó giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago, giải thích về vắc xin: “Chúng tôi có những loại vắc xin rất tốt mà những nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh khi các biến thể thay đổi. Mặt khác, các phương thức điều trị rất tốt đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ nhập viện cũng như tử vong”.
Người Mỹ không tiếp cận phương pháp điều trị mới
Các phương pháp điều trị COVID-19 đã phát triển kể từ những ngày đầu của đại dịch, với các loại thuốc kháng vi rút có sẵn, đặc biệt là Paxlovid của Pfizer.
Paxlovid là liều gồm ba viên thuốc được uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.
Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy thuốc của Pfizer giúp giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những bệnh nhân chưa được tiêm chủng, có nguy cơ mắc bệnh nặng và bắt đầu điều trị trong vòng ba ngày kể từ khi có triệu chứng.
Tuy nhiên các bác sĩ cũng có thể thấy do dự khi kê đơn Paxlovid do lo ngại thuốc tương tác với các loại thuốc theo toa khác, hoặc do có một số người bị các triệu chứng COVID-19 tái phát.
Đây là một phương pháp điều trị tương đối ít được sử dụng. Báo cáo cho thấy ở một số bang, dưới 25% trường hợp bệnh nhân được chỉ định phương pháp này, và đó có thể là một lý do khiến số ca tử vong tăng lên.
GS Wolfe nói thêm: Đối với người có tuổi hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch, một ca nhiễm nhẹ COVID-19 cũng có thể dẫn đến triệu chứng nặng, thậm chí tử vong.
Ông nhấn mạnh: “Đó cũng là thông điệp mà tôi gởi hằng năm đến những người có nguy cơ cao khi bị nhiễm cúm hoặc nhiễm vi rút hợp bào gây bệnh lý hô hấp RSV, hậu quả không khác gì COVID-19”.
Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy tính đến ngày 5-1, chỉ 19,4% người lớn từ 18 tuổi trở lên và 8% trẻ em đã được tiêm vắc xin COVID-19 cập nhật. Ngoài ra, chỉ 38% người lớn từ 65 tuổi trở lên - những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn - được tiêm phòng.
Việc tiêm vắc xin cập nhật nhằm chống lại các biến thể có liên quan đến XBB, một nhánh của biến thể Omicron.
Dữ liệu CDC cho thấy hiện tại, biến thể JN.1 (hậu duệ của BA.2.86) chiếm khoảng 61,6% số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ.
Mặc dù CDC đã gợi ý rằng JN.1 có thể dễ lây hơn hoặc trốn tránh hệ thống miễn dịch tốt hơn các biến thể khác, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy các loại vắc xin hiện tại không có tác dụng với nó.
Tiến sĩ Shivanjali Shankaran, phó giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago, giải thích về vắc xin: “Chúng tôi có những loại vắc xin rất tốt mà những nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh khi các biến thể thay đổi. Mặt khác, các phương thức điều trị rất tốt đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ nhập viện cũng như tử vong”.
Người Mỹ không tiếp cận phương pháp điều trị mới
Các phương pháp điều trị COVID-19 đã phát triển kể từ những ngày đầu của đại dịch, với các loại thuốc kháng vi rút có sẵn, đặc biệt là Paxlovid của Pfizer.
Paxlovid là liều gồm ba viên thuốc được uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.
Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy thuốc của Pfizer giúp giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những bệnh nhân chưa được tiêm chủng, có nguy cơ mắc bệnh nặng và bắt đầu điều trị trong vòng ba ngày kể từ khi có triệu chứng.
Tuy nhiên các bác sĩ cũng có thể thấy do dự khi kê đơn Paxlovid do lo ngại thuốc tương tác với các loại thuốc theo toa khác, hoặc do có một số người bị các triệu chứng COVID-19 tái phát.
Đây là một phương pháp điều trị tương đối ít được sử dụng. Báo cáo cho thấy ở một số bang, dưới 25% trường hợp bệnh nhân được chỉ định phương pháp này, và đó có thể là một lý do khiến số ca tử vong tăng lên.
GS Wolfe nói thêm: Đối với người có tuổi hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch, một ca nhiễm nhẹ COVID-19 cũng có thể dẫn đến triệu chứng nặng, thậm chí tử vong.
Ông nhấn mạnh: “Đó cũng là thông điệp mà tôi gởi hằng năm đến những người có nguy cơ cao khi bị nhiễm cúm hoặc nhiễm vi rút hợp bào gây bệnh lý hô hấp RSV, hậu quả không khác gì COVID-19”.