Quầy thủ tục Pacific Airlines vắng lặng sau khi hãng tiến hành trả toàn bộ máy bay do nợ nần - Ảnh: CÔNG TRUNG
Chiều 18-3, Tuổi Trẻ Online ghi nhận tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, riêng quầy thủ tục của Pacific Airlines gần như vắng tanh. Trong khi các hãng khác đang nhộn nhịp người tới lui, nhân viên phân luồng kịp check-in chuyến bay khá sôi động.
Vẫn duy trì nhân viên hỗ trợ khách
Đó là cách làm của Pacific Airlines để hỗ trợ khách hàng dù hãng trong quá trình "vật lộn" khó khăn. Ghi nhận cho thấy thi thoảng có khách kéo vali tới hỏi thông tin chuyến bay, hãng vẫn bố trí đại diện để giải đáp, chỉ dẫn khách hàng.
Trong khi đó, hàng chục quầy check-in thương hiệu Pacific Airlines đã "tắt đèn", trên bảng thông tin chuyến bay không còn hiển thị chuyến bay của hãng.
Dù không khai thác chuyến bay nào trong ngày 18-3, Pacific Airlines vẫn duy trì nhân viên túc trực hỗ trợ khách - Ảnh: CÔNG TRUNG
Đại diện Pacific Airlines cho biết trong thời gian này, một số đường bay có thể bị thay đổi kế hoạch khai thác hoặc tạm ngưng.
Lịch bay sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới. Hành khách bị ảnh hưởng do hãng hủy chuyến sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang chuyến bay của Vietnam Airlines.
Pacific Airlines cho hay đang có bước thỏa thuận cuối cùng thuê máy bay của Vietnam Airlines nhưng "bỏ ngỏ" thời gian cụ thể khi nào đi vào hoạt động.
Ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Pacific Airlines đã không còn máy bay nào khai thác. Hãng sẽ thuê khô 3 máy bay của Vietnam Airlines.
Nguyên nhân "xóa sổ" đội máy bay của Pacific Airlines là do nợ, tình hình tài chính đang gặp rủi ro nghiêm trọng.
Dòng tiền kinh doanh của hãng thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán.
Pacific Airlines vẫn "sáng đèn" nhờ phục vụ Bamboo Airways
Dù vậy, Pacific Airlines vẫn đang duy trì hoạt động, bác tin đồn hãng phá sản. Các bộ phận từ phi công, tiếp viên và dịch vụ check-in mặt đất, theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Pacific Airlines đã thống nhất với người lao động về thời gian nghỉ trong giai đoạn tái cơ cấu với mức lương tối thiểu vùng.
Hãng Pacific Airlines vẫn duy trì hoạt động "sáng đèn" với mảng dịch vụ khác là phục vụ mặt đất cho Bamboo Airways. Hiện Pacific Airlines đang duy trì xe thang, bốc xếp hành lý, xe chở khách từ máy bay ra, vào nhà ga cho hãng Bamboo Airways.
Pacific Airlines gặp khó từ nhiều năm trước
Pacific Airlines là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam với cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước, thành lập từ năm 1991.
Năm 2007, Tập đoàn Qantas (Úc) - chủ sở hữu thương hiệu hàng không giá rẻ Jetstar - đã ký kết hợp đồng đầu tư với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để mua lại 30% cổ phần tại Hãng hàng không Pacific Airlines và trở thành cổ đông chiến lược.
Sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ cộng với tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, tháng 10-2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại.
Đến quý 1-2022, thương vụ này đã hoàn tất và Vietnam Airlines nắm giữ gần 99% cổ phần tại Pacific Airlines kể từ đó đến nay.
Trong năm 2022, Pacific Airlines ghi nhận tổng doanh thu gần 3.487 tỉ đồng, lỗ trước thuế 2.096 tỉ đồng.
Đó là cách làm của Pacific Airlines để hỗ trợ khách hàng dù hãng trong quá trình "vật lộn" khó khăn. Ghi nhận cho thấy thi thoảng có khách kéo vali tới hỏi thông tin chuyến bay, hãng vẫn bố trí đại diện để giải đáp, chỉ dẫn khách hàng.
Trong khi đó, hàng chục quầy check-in thương hiệu Pacific Airlines đã "tắt đèn", trên bảng thông tin chuyến bay không còn hiển thị chuyến bay của hãng.
Dù không khai thác chuyến bay nào trong ngày 18-3, Pacific Airlines vẫn duy trì nhân viên túc trực hỗ trợ khách - Ảnh: CÔNG TRUNG
Đại diện Pacific Airlines cho biết trong thời gian này, một số đường bay có thể bị thay đổi kế hoạch khai thác hoặc tạm ngưng.
Lịch bay sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới. Hành khách bị ảnh hưởng do hãng hủy chuyến sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang chuyến bay của Vietnam Airlines.
Pacific Airlines cho hay đang có bước thỏa thuận cuối cùng thuê máy bay của Vietnam Airlines nhưng "bỏ ngỏ" thời gian cụ thể khi nào đi vào hoạt động.
Ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Pacific Airlines đã không còn máy bay nào khai thác. Hãng sẽ thuê khô 3 máy bay của Vietnam Airlines.
Nguyên nhân "xóa sổ" đội máy bay của Pacific Airlines là do nợ, tình hình tài chính đang gặp rủi ro nghiêm trọng.
Dòng tiền kinh doanh của hãng thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán.
Pacific Airlines vẫn "sáng đèn" nhờ phục vụ Bamboo Airways
Dù vậy, Pacific Airlines vẫn đang duy trì hoạt động, bác tin đồn hãng phá sản. Các bộ phận từ phi công, tiếp viên và dịch vụ check-in mặt đất, theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Pacific Airlines đã thống nhất với người lao động về thời gian nghỉ trong giai đoạn tái cơ cấu với mức lương tối thiểu vùng.
Hãng Pacific Airlines vẫn duy trì hoạt động "sáng đèn" với mảng dịch vụ khác là phục vụ mặt đất cho Bamboo Airways. Hiện Pacific Airlines đang duy trì xe thang, bốc xếp hành lý, xe chở khách từ máy bay ra, vào nhà ga cho hãng Bamboo Airways.
Pacific Airlines gặp khó từ nhiều năm trước
Pacific Airlines là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam với cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước, thành lập từ năm 1991.
Năm 2007, Tập đoàn Qantas (Úc) - chủ sở hữu thương hiệu hàng không giá rẻ Jetstar - đã ký kết hợp đồng đầu tư với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để mua lại 30% cổ phần tại Hãng hàng không Pacific Airlines và trở thành cổ đông chiến lược.
Sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ cộng với tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, tháng 10-2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại.
Đến quý 1-2022, thương vụ này đã hoàn tất và Vietnam Airlines nắm giữ gần 99% cổ phần tại Pacific Airlines kể từ đó đến nay.
Trong năm 2022, Pacific Airlines ghi nhận tổng doanh thu gần 3.487 tỉ đồng, lỗ trước thuế 2.096 tỉ đồng.