Thời khắc kiếm được những đồng tiền đầu tiên có lẽ là một trong những cột mốc đầy thú vị và ý nghĩa của mỗi người. Sau khi kiếm được tiền, việc tiết kiệm đúng cách và chi tiêu thông minh sẽ giúp bạn đặt những viên gạch đầu tiên đảm bảo cho ngôi nhà tài chính của bạn ngày một lớn mạnh và bền vững.
Để tiết kiệm luôn có nhiều cách và nhiều hướng, trong bài viết này, tác giả sẽ gợi ý những điều cơ bản nhất.
Hạn chế chi tiêu những gì không cần thiết
Nguồn gốc những tốn kém của bạn không tới từ những gì bạn chi tiêu cần thiết, mà tới từ những gì bạn chi quá tay. Cần thiết là định nghĩa những thứ sẽ giúp bạn tồn tại: bao gồm tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền điện nước, gas, xăng xe đi lại… Đó là những món bạn bắt buộc phải chi nếu muốn tồn tại ở nơi bạn sống, dù đó có là thành phố đắt đỏ hay vùng dân cư có mức sinh hoạt phí dễ chịu.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng tuy hạng mục là cấp thiết, nhưng mỗi khoản chi đều có cấp bậc của nó. Ví dụ như tiền thuê nhà, có thể đó là phòng trọ có giá thuê 2 triệu đồng/tháng dành cho 3 người ở ngoại thành; hay Căn hộ chung cư mini 5 triệu đồng/tháng; hay căn hộ chung cư ở trung tâm hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy cấp thiết nhưng bạn cũng sẽ phải "lựa cơm gắp mắm" cho mình một khoản phù hợp.
Việc lựa chọn điều gì là cần thiết hay không cần thiết cũng là việc tương đối khó khăn với một số người. Những thứ bạn đang cực kỳ thích thì bạn có thể sẽ cố dán nhãn nó là "cần thiết". Cách sửa chữa điều đó chính là suy nghĩ về những món mình muốn mua trong khoảng vài ngày, với những câu hỏi như: "Tôi có thật sự cần cái này không?", "Điều này có giúp ích gì cho cuộc sống của tôi không?", "Nếu không có cái này thì cuộc sống của tôi có ảnh hưởng không?"
Trì hoãn việc mua sắm sẽ giúp bạn tránh được những cơn hứng thú bất chợt và những màn chốt đơn lúc 2h sáng đầy "bão tố" rồi lúc nhận hàng lại chưng hửng vì không hiểu tại sao mình lại mua nó.
Sau khi đã có được danh sách hàng hoá cần thiết rồi, thì việc mua hàng thế nào cũng là một điều cần chú ý.
Chi tiêu thông minh
Ngoài việc không mua các đồ không cần thiết, thì chi tiêu thông minh cũng là một cách giúp chúng ta tiết kiệm tiền. Bạn có thể tham khảo một số típ sau:
Hỏi ý kiến bạn bè khi mua đồ có giá trị. Có những lời khuyên từ bạn bè đã từng mua hàng là một cách giúp bạn giảm bớt việc phải tìm hiểu và mua hàng. Tuy nhiên bạn bè sẽ có background và lối sống khác bạn, nên bạn cũng cần hiểu điều đó trước khi nghe tư vấn của họ.
Xem review, đánh giá trước khi mua. Ngày nay, hoạt động "seeding", "mua review" đã trở thành công việc thường thấy trên các nền tảng mua sắm hay mạng xã hội. Trong ma trận review đó, bạn cũng cần luyện kỹ năng để nhìn ra các review giả tạo, hoặc các sản phẩm "quá hoàn mỹ" quá nhiều 5 sao, hoặc đọc profile và review về chính người review xem có đáng tin cậy không, hoặc đọc bình luận xem có tới từ người dùng thật hay không…
Lựa chọn thương hiệu khi mua. Mỗi chủng loại sản phẩm sẽ có nhiều thương hiệu cung cấp, và mỗi thương hiệu sẽ có cách định vị riêng. Bạn nên tìm những thương hiệu phù hợp với mức giá và chất lượng sản phẩm mà bạn mong muốn. Nếu theo phương châm ăn chắc mặc bền, không chạy đua đồ hiệu, bạn có thể tìm kiếm những thương hiệu có chất lượng ổn nhưng giá bán không quá đắt đỏ. Các thương hiệu này thường không chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, mà sẽ chú trọng vào chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng sau bán, đưa điều kiện đổi trả dễ dàng.
TIẾT KIỆM không có nghĩa là HÀ TIỆN
Nhiều người quá tôn thờ tiết kiệm thì đi theo hướng khá cực đoan, đó là cắt giảm hết tất cả các nhu cầu, kể cả cần thiết, khiến cuộc sống chính họ trở nên chật hẹp, bần tiện. Một số khác lại tìm cách mua quá rẻ các món hàng, khiến chất lượng sử dụng không đảm bảo, sản phẩm nhanh hỏng, tốn thêm công sửa chữa. Mua đồ rẻ tiền và dễ hỏng thực ra lại là một việc làm gây lãng phí túi tiền của bạn.
Thay vì mua đồ rẻ tiền dễ hỏng, việc mua các sản phẩm có giá trung bình và khá nhưng giá trị sử dụng lâu dài cũng là một cách tiết kiệm. Hoặc thay vì một năm cần mua 10 bộ quần áo, bạn có thể dùng số tiền đó mua 3 bộ có chất lượng cao hơn, có thể sử dụng được lâu dài, lại có thể nâng cao "khí chất" của bạn.
Ngoài ra, việc chi tiêu vừa phải cũng giúp bạn dễ hoà nhập với người khác hơn. Bởi vì nếu quá tiết kiệm, bạn sẽ hạn chế việc gặp gỡ mọi người, thiếu các mối quan hệ, có thể hạn chế chính khả năng gia tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống tinh thần của bạn.
Lựa chọn thương hiệu khi mua. Mỗi chủng loại sản phẩm sẽ có nhiều thương hiệu cung cấp, và mỗi thương hiệu sẽ có cách định vị riêng. Bạn nên tìm những thương hiệu phù hợp với mức giá và chất lượng sản phẩm mà bạn mong muốn. Nếu theo phương châm ăn chắc mặc bền, không chạy đua đồ hiệu, bạn có thể tìm kiếm những thương hiệu có chất lượng ổn nhưng giá bán không quá đắt đỏ. Các thương hiệu này thường không chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, mà sẽ chú trọng vào chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng sau bán, đưa điều kiện đổi trả dễ dàng.
TIẾT KIỆM không có nghĩa là HÀ TIỆN
Nhiều người quá tôn thờ tiết kiệm thì đi theo hướng khá cực đoan, đó là cắt giảm hết tất cả các nhu cầu, kể cả cần thiết, khiến cuộc sống chính họ trở nên chật hẹp, bần tiện. Một số khác lại tìm cách mua quá rẻ các món hàng, khiến chất lượng sử dụng không đảm bảo, sản phẩm nhanh hỏng, tốn thêm công sửa chữa. Mua đồ rẻ tiền và dễ hỏng thực ra lại là một việc làm gây lãng phí túi tiền của bạn.
Thay vì mua đồ rẻ tiền dễ hỏng, việc mua các sản phẩm có giá trung bình và khá nhưng giá trị sử dụng lâu dài cũng là một cách tiết kiệm. Hoặc thay vì một năm cần mua 10 bộ quần áo, bạn có thể dùng số tiền đó mua 3 bộ có chất lượng cao hơn, có thể sử dụng được lâu dài, lại có thể nâng cao "khí chất" của bạn.
Ngoài ra, việc chi tiêu vừa phải cũng giúp bạn dễ hoà nhập với người khác hơn. Bởi vì nếu quá tiết kiệm, bạn sẽ hạn chế việc gặp gỡ mọi người, thiếu các mối quan hệ, có thể hạn chế chính khả năng gia tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống tinh thần của bạn.