Mua bán vàng ở TP.HCM chiều 12-4 - Ảnh: T.T.D.
Theo các chuyên gia, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như cây xăng sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng, vàng lậu sẽ không còn đất sống.
Bí ẩn quy mô thị trường vàng
Dù quay cuồng với cơn sốt giá vàng từ tháng 12-2023 đến nay nhưng không ai nắm được thị trường vàng một ngày giao dịch bao nhiêu lượng. Không có số liệu, rất khó có những biện pháp quản lý đúng và trúng để giải quyết vấn đề chênh lệch quá cao giá vàng trong nước và quốc tế.
Khoảng 10 năm trước, Công ty SJC còn công bố số lượng vàng miếng SJC mua vô, bán ra. Theo đó trung bình mỗi ngày giao dịch toàn hệ thống khoảng 5.000 - 6.000 lượng, thời điểm sốt nóng có thể lên đến vài chục ngàn lượng mỗi ngày.
Sau đó nguồn cung vàng miếng SJC cạn dần do nhiều năm Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho Công ty SJC dập thêm vàng miếng. Nhiều tiệm vàng còn lấy vàng miếng SJC nấu thành vàng nhẫn để dễ bán.
Có những thời điểm giá vàng trong nước xuống thấp hơn giá vàng thế giới, một phần vàng miếng SJC lại chuyển thành vàng trang sức mỹ nghệ để xuất khẩu.
Đến nay không ai biết chính xác còn bao nhiêu lượng vàng miếng SJC cũng như quy mô giao dịch của thị trường mỗi ngày vì các công ty vàng lớn không cung cấp.
Một số tiệm vàng lớn thì nói hiện nay quy mô của thị trường vàng rất nhỏ, các tiệm vàng không dám trữ nhiều vàng miếng SJC nên nếu xuất hiện nhu cầu mua một lúc chỉ khoảng 500 lượng cũng đủ đẩy giá vàng tăng cao vì khi đó các tiệm F1 gọi F2, F2 gọi F3 để gom.
Mặt khác, dù hơn 10 năm nay Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập vàng theo đường chính ngạch nhưng theo một số tiệm vàng, nguồn cung vàng nguyên liệu trên thị trường, trong đó phần lớn là vàng bóng ký vẫn rất dồi dào và đa phần nhập theo đường không chính thức. Do đó cơ quan quản lý cũng không thể nắm được.
Theo các chuyên gia, khi tất cả giao dịch vàng buộc phải xuất hóa đơn, bí ẩn thị trường vàng sẽ được giải mã và nhiều vấn đề sẽ sáng tỏ, cơ quan nhà nước cũng có đủ thông tin để quản lý.
Là đơn vị về dữ liệu lớn nhất hiện nay, ông Trần Ngọc Báu - tổng giám đốc Công ty cổ phần WiGroup - cho biết không có thống kê nào chính thống về lượng vàng trong nền kinh tế.
"Tất cả ước tính hiện nay đều do các cá nhân, tổ chức tự tính toán dựa trên các phương pháp, kinh nghiệm khác nhau mang tính ước chừng, phỏng đoán... Để nói đúng hay sai đều không có cơ sở", ông Báu nói.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một số liệu ước tính về lượng vàng tồn tại trong nền kinh tế phổ biến khoảng 400 - 500 tấn. Tuy nhiên, mới đây một nhóm chuyên gia Fulbright lại ước chừng có thể tới 2.000 tấn.
"Chúng ta chỉ có thể tính toán dựa trên lượng vàng nhập khẩu chính ngạch, nhưng còn con số nhập lậu, thị trường chợ đen hay tồn trong dân thì không thể biết được trong khi lượng vàng trên các kênh này đều rất lớn", ông Báu nói.
Thị trường vàng còn "mù mờ". Theo vị chuyên gia dữ liệu, điều này xuất phát từ đặc thù của kim loại quý này, vốn được tích trữ từ rất nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ. Trong khi quy mô khối lượng giao dịch thực tế không có thống kê.
Không xuất hóa đơn sẽ bị thu hồi giấy phép
Một nội dung quan trọng trong thông báo số 160 nêu kết luận của Thủ tướng về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới là cần cương quyết yêu cầu phải xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành. Mục tiêu nhằm bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật cần xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động.
Ông Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, thừa nhận trong lịch sử chưa bao giờ có số liệu thống kê số vàng tồn trong dân.
Trước thực tế trên, ông Hùng cho rằng cần thiết có các giải pháp để thị trường vàng minh bạch hơn. Trong đó, các đơn vị kinh doanh vàng bạc phải chấp hành nghiêm quy định về xuất hóa đơn điện tử.
Khi áp dụng đại trà hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua bán vàng, ông Hùng cho rằng sẽ cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch.
Trao đổi với báo chí ngày 12-4, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4 này để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các ngân hàng trên toàn quốc vào các năm 2022, 2023...
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan để yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý.
Người dân mua vàng tại một cửa hàng ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Dù quay cuồng với cơn sốt giá vàng từ tháng 12-2023 đến nay nhưng không ai nắm được thị trường vàng một ngày giao dịch bao nhiêu lượng. Không có số liệu, rất khó có những biện pháp quản lý đúng và trúng để giải quyết vấn đề chênh lệch quá cao giá vàng trong nước và quốc tế.
Khoảng 10 năm trước, Công ty SJC còn công bố số lượng vàng miếng SJC mua vô, bán ra. Theo đó trung bình mỗi ngày giao dịch toàn hệ thống khoảng 5.000 - 6.000 lượng, thời điểm sốt nóng có thể lên đến vài chục ngàn lượng mỗi ngày.
Sau đó nguồn cung vàng miếng SJC cạn dần do nhiều năm Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho Công ty SJC dập thêm vàng miếng. Nhiều tiệm vàng còn lấy vàng miếng SJC nấu thành vàng nhẫn để dễ bán.
Có những thời điểm giá vàng trong nước xuống thấp hơn giá vàng thế giới, một phần vàng miếng SJC lại chuyển thành vàng trang sức mỹ nghệ để xuất khẩu.
Đến nay không ai biết chính xác còn bao nhiêu lượng vàng miếng SJC cũng như quy mô giao dịch của thị trường mỗi ngày vì các công ty vàng lớn không cung cấp.
Một số tiệm vàng lớn thì nói hiện nay quy mô của thị trường vàng rất nhỏ, các tiệm vàng không dám trữ nhiều vàng miếng SJC nên nếu xuất hiện nhu cầu mua một lúc chỉ khoảng 500 lượng cũng đủ đẩy giá vàng tăng cao vì khi đó các tiệm F1 gọi F2, F2 gọi F3 để gom.
Mặt khác, dù hơn 10 năm nay Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập vàng theo đường chính ngạch nhưng theo một số tiệm vàng, nguồn cung vàng nguyên liệu trên thị trường, trong đó phần lớn là vàng bóng ký vẫn rất dồi dào và đa phần nhập theo đường không chính thức. Do đó cơ quan quản lý cũng không thể nắm được.
Theo các chuyên gia, khi tất cả giao dịch vàng buộc phải xuất hóa đơn, bí ẩn thị trường vàng sẽ được giải mã và nhiều vấn đề sẽ sáng tỏ, cơ quan nhà nước cũng có đủ thông tin để quản lý.
Là đơn vị về dữ liệu lớn nhất hiện nay, ông Trần Ngọc Báu - tổng giám đốc Công ty cổ phần WiGroup - cho biết không có thống kê nào chính thống về lượng vàng trong nền kinh tế.
"Tất cả ước tính hiện nay đều do các cá nhân, tổ chức tự tính toán dựa trên các phương pháp, kinh nghiệm khác nhau mang tính ước chừng, phỏng đoán... Để nói đúng hay sai đều không có cơ sở", ông Báu nói.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một số liệu ước tính về lượng vàng tồn tại trong nền kinh tế phổ biến khoảng 400 - 500 tấn. Tuy nhiên, mới đây một nhóm chuyên gia Fulbright lại ước chừng có thể tới 2.000 tấn.
"Chúng ta chỉ có thể tính toán dựa trên lượng vàng nhập khẩu chính ngạch, nhưng còn con số nhập lậu, thị trường chợ đen hay tồn trong dân thì không thể biết được trong khi lượng vàng trên các kênh này đều rất lớn", ông Báu nói.
Thị trường vàng còn "mù mờ". Theo vị chuyên gia dữ liệu, điều này xuất phát từ đặc thù của kim loại quý này, vốn được tích trữ từ rất nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ. Trong khi quy mô khối lượng giao dịch thực tế không có thống kê.
Không xuất hóa đơn sẽ bị thu hồi giấy phép
Một nội dung quan trọng trong thông báo số 160 nêu kết luận của Thủ tướng về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới là cần cương quyết yêu cầu phải xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành. Mục tiêu nhằm bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật cần xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động.
Ông Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, thừa nhận trong lịch sử chưa bao giờ có số liệu thống kê số vàng tồn trong dân.
Trước thực tế trên, ông Hùng cho rằng cần thiết có các giải pháp để thị trường vàng minh bạch hơn. Trong đó, các đơn vị kinh doanh vàng bạc phải chấp hành nghiêm quy định về xuất hóa đơn điện tử.
Khi áp dụng đại trà hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua bán vàng, ông Hùng cho rằng sẽ cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch.
Trao đổi với báo chí ngày 12-4, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4 này để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các ngân hàng trên toàn quốc vào các năm 2022, 2023...
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan để yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý.
Người dân mua vàng tại một cửa hàng ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Đủ số liệu, dễ quản lý
Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho biết theo quy định của nghị định 24, các tiệm vàng có hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đều phải là doanh nghiệp. "Một khi đã lên doanh nghiệp thì tiệm vàng phải tuân theo quy định chứ không thể nằm ngoài Luật Quản lý thuế.
Hơn nữa thị trường vàng rất nhạy cảm, giá trị món hàng rất cao, nếu không giám sát chặt thì vàng lậu vẫn còn đất sống. Điều này cho thấy "góc khuất" của thị trường vàng rất lớn, không chỉ gây thất thoát thuế, ngoại tệ mà còn khiến thị trường vàng kém minh bạch, người dân phải mua vàng giá cao", ông Xoa nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết cơ quan thuế đã triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho các ngành có tần suất phát hành hóa đơn lớn như trung tâm thương mại, siêu thị, dược phẩm, kinh doanh vàng bạc... và nhiều đơn vị đã đăng ký.
Trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục rà soát các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh lĩnh vực vàng, bạc, đá quý để đưa vào diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế, bảo vệ quyền lợi người mua hàng.
Ông Trần Ngọc Báu cho rằng khi tất cả phải xuất hóa đơn, một số dữ liệu liên quan đến thị trường sẽ được giải mã, cơ quan quản lý nhà nước cũng có đủ thông tin để quản lý và ra chính sách.
Ít nhất phải thực hiện việc "đong đếm" được khối lượng giao dịch ra sao, lượng mua - bán ra sao để có những điều tiết phù hợp. Chính sách tốt, hiệu quả cần được dựa trên thiết kế xuất phát từ các dữ liệu tổng thể.
"Bước đầu, cần thực hiện đồng bộ việc xuất hóa đơn điện tử. Số lượng hàng hóa đầu vào - đầu ra được kiểm soát", ông Báu nói.
Tiến tới đánh thuế vàng
Ông Trần Ngọc Báu cho rằng cần tính toán việc đánh thuế giao dịch vàng. Nhiều quốc gia đã đánh thuế mua bán vàng vật chất, dùng chính tiền thuế này để điều tiết thị trường đầu tư.
Bởi nếu coi vàng là hàng hóa và là một kênh đầu tư thì kênh vàng đang có lợi thế hơn vì chứng khoán phải nộp thuế, mua bán bất động sản cũng tương tự. Vậy tại sao vàng lại chưa, trong khi bản chất vàng cũng là kênh đầu tư, do vậy cần cân bằng với các loại khác.
Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho biết theo quy định của nghị định 24, các tiệm vàng có hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đều phải là doanh nghiệp. "Một khi đã lên doanh nghiệp thì tiệm vàng phải tuân theo quy định chứ không thể nằm ngoài Luật Quản lý thuế.
Hơn nữa thị trường vàng rất nhạy cảm, giá trị món hàng rất cao, nếu không giám sát chặt thì vàng lậu vẫn còn đất sống. Điều này cho thấy "góc khuất" của thị trường vàng rất lớn, không chỉ gây thất thoát thuế, ngoại tệ mà còn khiến thị trường vàng kém minh bạch, người dân phải mua vàng giá cao", ông Xoa nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết cơ quan thuế đã triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho các ngành có tần suất phát hành hóa đơn lớn như trung tâm thương mại, siêu thị, dược phẩm, kinh doanh vàng bạc... và nhiều đơn vị đã đăng ký.
Trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục rà soát các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh lĩnh vực vàng, bạc, đá quý để đưa vào diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế, bảo vệ quyền lợi người mua hàng.
Ông Trần Ngọc Báu cho rằng khi tất cả phải xuất hóa đơn, một số dữ liệu liên quan đến thị trường sẽ được giải mã, cơ quan quản lý nhà nước cũng có đủ thông tin để quản lý và ra chính sách.
Ít nhất phải thực hiện việc "đong đếm" được khối lượng giao dịch ra sao, lượng mua - bán ra sao để có những điều tiết phù hợp. Chính sách tốt, hiệu quả cần được dựa trên thiết kế xuất phát từ các dữ liệu tổng thể.
"Bước đầu, cần thực hiện đồng bộ việc xuất hóa đơn điện tử. Số lượng hàng hóa đầu vào - đầu ra được kiểm soát", ông Báu nói.
Tiến tới đánh thuế vàng
Ông Trần Ngọc Báu cho rằng cần tính toán việc đánh thuế giao dịch vàng. Nhiều quốc gia đã đánh thuế mua bán vàng vật chất, dùng chính tiền thuế này để điều tiết thị trường đầu tư.
Bởi nếu coi vàng là hàng hóa và là một kênh đầu tư thì kênh vàng đang có lợi thế hơn vì chứng khoán phải nộp thuế, mua bán bất động sản cũng tương tự. Vậy tại sao vàng lại chưa, trong khi bản chất vàng cũng là kênh đầu tư, do vậy cần cân bằng với các loại khác.
(Nguồn Tuổi trẻ)