Dự án kênh đào Phù Nam Techo đang gây nhiều sự chú ý với giới học giả và truyền thông quốc tế. Việt Nam cũng rất quan tâm đến dự án này. Kênh đào dài 180km sẽ giúp kết nối thủ đô Phnom Penh với các cảng của Campuchia trên vịnh Thái Lan.
Quốc tế lo ngại, Campuchia trấn an
Theo Bộ Giao thông Campuchia, dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo Canal) - hay còn gọi dự án hệ thống đường thủy và hậu cần Tonle Bassac - trị giá 1,7 tỉ USD, dự kiến khởi công vào quý 4-2024 và hoàn thành sau bốn năm.
Dự án bắt đầu vào cuối năm nay sau khi Công ty TNHH xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) đạt thỏa thuận phát triển kênh đào tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai, Con đường" hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo Bộ Giao thông Campuchia, dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo Canal) - hay còn gọi dự án hệ thống đường thủy và hậu cần Tonle Bassac - trị giá 1,7 tỉ USD, dự kiến khởi công vào quý 4-2024 và hoàn thành sau bốn năm.
Dự án bắt đầu vào cuối năm nay sau khi Công ty TNHH xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) đạt thỏa thuận phát triển kênh đào tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai, Con đường" hồi tháng 10 năm ngoái.
Dự án kênh đào Phù Nam Techo: Quốc tế lo ngại, Campuchia trấn an
Các học giả đang bày tỏ hai mối lo ngại chính về dự án này, nhưng phía Campuchia đã lên tiếng trấn an các bên. Thứ nhất, theo Hãng tin AFP (Pháp), các học giả cho rằng kênh đào Phù Nam Techo có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tàu chiến Trung Quốc di chuyển.
Thứ hai, họ lo ngại về tác động môi trường của dự án này, gồm khả năng chuyển hướng dòng nước khỏi sông Mekong, theo Hãng tin Bloomberg (Mỹ). Washington đang kêu gọi Campuchia minh bạch hơn về dự án tỉ đô trên.
Ông Wesley Holzer, nhân viên quan hệ truyền thông tại Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, thúc giục Campuchia "phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong (MRC) để cung cấp thêm thông tin chi tiết về dự án và tham gia đầy đủ vào các nghiên cứu về tác động môi trường nhằm giúp MRC và các nước thành viên hiểu, đánh giá và chuẩn bị đầy đủ cho mọi tác động có thể có của dự án này".
Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bác bỏ những lo ngại trên trong bài phát biểu hôm 11-4 tại tỉnh Takeo, một trong những tỉnh mà kênh đào sẽ chạy qua.
Nhà lãnh đạo Campuchia nói: "Kênh đào này là dự án lịch sử, sẽ mang lại lợi ích cho người dân Campuchia. Chúng tôi sẽ không cho phép (bất kỳ quốc gia nào) sử dụng đất nước của chúng tôi làm căn cứ chống lại quốc gia khác". Ông khẳng định kênh đào này quá nông để một tàu chiến có thể đi qua.
Ông Hun Manet nói thêm kênh đào Phù Nam Techo - dự kiến chạy từ sông Bassac (một nhánh sông Mekong) - sẽ không ảnh hưởng đến dòng chảy sông Mekong, nơi hàng triệu người trong khu vực đang sống nhờ nghề cá.
Theo báo China Daily (Trung Quốc), hôm 9-4 ông Hun Sen, hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cũng bác bỏ các thông tin cho rằng dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hải quân Trung Quốc đến gần biên giới Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam và Campuchia là láng giềng hữu nghị, hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Nguồn: Khmer Times, Nikkei - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: T.ĐẠT
Yếu tố "thay đổi cuộc chơi"
Cuối tháng 1, báo Khmer Times dẫn lời một đại diện Chính phủ Campuchia nói rằng kênh đào Phù Nam Techo sẽ không chỉ là kỳ công về xây dựng của Campuchia mà còn là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" đối với Campuchia.
Vị này nhắc lại lập trường của Chính phủ Campuchia khẳng định dự án kênh đào Phù Nam Techo "sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ việc mất nguồn thu từ phí vận chuyển hàng hóa Campuchia qua đường thủy của Việt Nam".
Ông Rim Sokvy, nhà nghiên cứu độc lập ở Campuchia, bình luận trên tạp chí điện tử ThinkChina: "Hiện nay Campuchia phụ thuộc vào cảng Việt Nam để nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ cùng các nước phương Tây khác".
Do đó với kênh đào Phù Nam Techo, Campuchia sẽ có thể vận chuyển hàng hóa ra biển mà không cần trung chuyển qua Việt Nam.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết kể từ khi Hiệp định vận tải đường thủy giữa hai nước có hiệu lực tháng 1-2011, hai nước đã làm thủ tục cho gần 78.000 lượt tàu bè, hơn 406.000 lượt thuyền viên, khoảng 20 triệu tấn hàng hóa thông qua.
Ông So Naro, đặc phái viên của thủ tướng Campuchia phụ trách các vấn đề ASEAN, khẳng định: "Đây là dự án quan trọng đối với Campuchia, quốc gia trong một thế kỷ không có tuyến đường trực tiếp từ sông ra biển. Thời gian qua hàng hóa của Campuchia đã phải đi qua Việt Nam".
Ông Naro nói thêm kênh đào Phù Nam Techo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia, bao gồm giảm thời gian, khoảng cách và chi phí vận tải hiện tại, hình thành các khu thương mại và trung tâm hậu cần cũng như phát triển các cảng mới.
Nước này kỳ vọng kênh đào cũng sẽ mở đường cho việc mở rộng hơn nữa các lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, tạo thêm việc làm tại cảng Sihanoukville, cảng tự trị Phnom Penh...
Ngoài ra, theo báo Khmer Times, kênh đào Phù Nam Techo là dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mới nhất nhằm biến Campuchia thành một trung tâm kinh tế và logistics mới trong khu vực.
Ông John Yip Weiyan, trưởng bộ phận đầu tư bất động sản tại Quỹ Belt Road Capital Management, nhận định về dự án: "Dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành logistics của Campuchia vì nó sẽ tác động đến việc phân phối lượng container giữa cảng nước sâu Sihanoukville và cảng tự trị Phnom Penh. Nhiều hàng hóa hơn sẽ được chuyển qua các cảng địa phương của Campuchia khi bắt đầu sử dụng kênh đào".
Các học giả đang bày tỏ hai mối lo ngại chính về dự án này, nhưng phía Campuchia đã lên tiếng trấn an các bên. Thứ nhất, theo Hãng tin AFP (Pháp), các học giả cho rằng kênh đào Phù Nam Techo có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tàu chiến Trung Quốc di chuyển.
Thứ hai, họ lo ngại về tác động môi trường của dự án này, gồm khả năng chuyển hướng dòng nước khỏi sông Mekong, theo Hãng tin Bloomberg (Mỹ). Washington đang kêu gọi Campuchia minh bạch hơn về dự án tỉ đô trên.
Ông Wesley Holzer, nhân viên quan hệ truyền thông tại Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, thúc giục Campuchia "phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong (MRC) để cung cấp thêm thông tin chi tiết về dự án và tham gia đầy đủ vào các nghiên cứu về tác động môi trường nhằm giúp MRC và các nước thành viên hiểu, đánh giá và chuẩn bị đầy đủ cho mọi tác động có thể có của dự án này".
Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bác bỏ những lo ngại trên trong bài phát biểu hôm 11-4 tại tỉnh Takeo, một trong những tỉnh mà kênh đào sẽ chạy qua.
Nhà lãnh đạo Campuchia nói: "Kênh đào này là dự án lịch sử, sẽ mang lại lợi ích cho người dân Campuchia. Chúng tôi sẽ không cho phép (bất kỳ quốc gia nào) sử dụng đất nước của chúng tôi làm căn cứ chống lại quốc gia khác". Ông khẳng định kênh đào này quá nông để một tàu chiến có thể đi qua.
Ông Hun Manet nói thêm kênh đào Phù Nam Techo - dự kiến chạy từ sông Bassac (một nhánh sông Mekong) - sẽ không ảnh hưởng đến dòng chảy sông Mekong, nơi hàng triệu người trong khu vực đang sống nhờ nghề cá.
Theo báo China Daily (Trung Quốc), hôm 9-4 ông Hun Sen, hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cũng bác bỏ các thông tin cho rằng dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hải quân Trung Quốc đến gần biên giới Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam và Campuchia là láng giềng hữu nghị, hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Nguồn: Khmer Times, Nikkei - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: T.ĐẠT
Yếu tố "thay đổi cuộc chơi"
Cuối tháng 1, báo Khmer Times dẫn lời một đại diện Chính phủ Campuchia nói rằng kênh đào Phù Nam Techo sẽ không chỉ là kỳ công về xây dựng của Campuchia mà còn là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" đối với Campuchia.
Vị này nhắc lại lập trường của Chính phủ Campuchia khẳng định dự án kênh đào Phù Nam Techo "sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ việc mất nguồn thu từ phí vận chuyển hàng hóa Campuchia qua đường thủy của Việt Nam".
Ông Rim Sokvy, nhà nghiên cứu độc lập ở Campuchia, bình luận trên tạp chí điện tử ThinkChina: "Hiện nay Campuchia phụ thuộc vào cảng Việt Nam để nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ cùng các nước phương Tây khác".
Do đó với kênh đào Phù Nam Techo, Campuchia sẽ có thể vận chuyển hàng hóa ra biển mà không cần trung chuyển qua Việt Nam.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết kể từ khi Hiệp định vận tải đường thủy giữa hai nước có hiệu lực tháng 1-2011, hai nước đã làm thủ tục cho gần 78.000 lượt tàu bè, hơn 406.000 lượt thuyền viên, khoảng 20 triệu tấn hàng hóa thông qua.
Ông So Naro, đặc phái viên của thủ tướng Campuchia phụ trách các vấn đề ASEAN, khẳng định: "Đây là dự án quan trọng đối với Campuchia, quốc gia trong một thế kỷ không có tuyến đường trực tiếp từ sông ra biển. Thời gian qua hàng hóa của Campuchia đã phải đi qua Việt Nam".
Ông Naro nói thêm kênh đào Phù Nam Techo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia, bao gồm giảm thời gian, khoảng cách và chi phí vận tải hiện tại, hình thành các khu thương mại và trung tâm hậu cần cũng như phát triển các cảng mới.
Nước này kỳ vọng kênh đào cũng sẽ mở đường cho việc mở rộng hơn nữa các lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, tạo thêm việc làm tại cảng Sihanoukville, cảng tự trị Phnom Penh...
Ngoài ra, theo báo Khmer Times, kênh đào Phù Nam Techo là dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mới nhất nhằm biến Campuchia thành một trung tâm kinh tế và logistics mới trong khu vực.
Ông John Yip Weiyan, trưởng bộ phận đầu tư bất động sản tại Quỹ Belt Road Capital Management, nhận định về dự án: "Dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành logistics của Campuchia vì nó sẽ tác động đến việc phân phối lượng container giữa cảng nước sâu Sihanoukville và cảng tự trị Phnom Penh. Nhiều hàng hóa hơn sẽ được chuyển qua các cảng địa phương của Campuchia khi bắt đầu sử dụng kênh đào".
(Nguồn TTO)