Bộ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Anh cho biết hôm 29/4.
Các phương tiện truyền thông Italy vào ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Bộ Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.
Phát biểu với phóng viên Đài truyền hình Class CNBC của Italy tại thành phố Turin - nơi các quan chức này nhóm họp, Bộ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Anh Andrew Bowie nói rõ: “Chúng tôi đạt thỏa thuận loại bỏ dần điện than trong nửa đầu những năm 2030. Đây là một thỏa thuận lịch sử - điều mà chúng tôi không thể đạt được tại COP28 (Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) ở Dubai vào năm 2023”.
Việc ấn định ngày kết thúc sử dụng than - nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất thế giới - đã gây tranh cãi gay gắt trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Thỏa thuận nêu trên vì thế được đánh giá là một bước đột phá về chính sách khí hậu.
Theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng Italy Gilberto Pichetto Fratin, G7 dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận trên trong ngày 30/4.
Cũng trong cuộc họp tại Turin, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Bechu cho biết các nước nhóm G7 đã xúc tiến thành lập liên minh nước nhằm giải quyết khủng hoảng nước toàn cầu đang ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh đây là lần đầu tiên có một liên minh chuyên trách về nước trong khuôn khổ G7.
Dự kiến, G7 sẽ ra tuyên bố chung về việc xử lý các vấn đề về tài nguyên nước khi kết thúc cuộc họp trong ngày 30/4.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong 300 năm qua, thế giới đã mất khoảng 85% vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, Viện Tài nguyên Thế giới có trụ sở tại Mỹ cho biết khoảng 4 tỷ người trên toàn cầu hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ít nhất 1 tháng trong năm.
Phát biểu với phóng viên Đài truyền hình Class CNBC của Italy tại thành phố Turin - nơi các quan chức này nhóm họp, Bộ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Anh Andrew Bowie nói rõ: “Chúng tôi đạt thỏa thuận loại bỏ dần điện than trong nửa đầu những năm 2030. Đây là một thỏa thuận lịch sử - điều mà chúng tôi không thể đạt được tại COP28 (Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) ở Dubai vào năm 2023”.
Việc ấn định ngày kết thúc sử dụng than - nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất thế giới - đã gây tranh cãi gay gắt trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Thỏa thuận nêu trên vì thế được đánh giá là một bước đột phá về chính sách khí hậu.
Theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng Italy Gilberto Pichetto Fratin, G7 dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận trên trong ngày 30/4.
Cũng trong cuộc họp tại Turin, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Bechu cho biết các nước nhóm G7 đã xúc tiến thành lập liên minh nước nhằm giải quyết khủng hoảng nước toàn cầu đang ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh đây là lần đầu tiên có một liên minh chuyên trách về nước trong khuôn khổ G7.
Dự kiến, G7 sẽ ra tuyên bố chung về việc xử lý các vấn đề về tài nguyên nước khi kết thúc cuộc họp trong ngày 30/4.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong 300 năm qua, thế giới đã mất khoảng 85% vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, Viện Tài nguyên Thế giới có trụ sở tại Mỹ cho biết khoảng 4 tỷ người trên toàn cầu hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ít nhất 1 tháng trong năm.
(Nguồn VTV)