1. Bệnh dại là gì?
Virus gây ra bệnh là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có thể tồn tại trong cơ thể vật bệnh từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh. Nếu được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.
Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng. Đặc biệt là ở thú nuôi hay đi lang thang ra ngoài và tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại được truyền trực tiếp từ chó mèo dại sang chó mèo khỏe thông qua nước bọt tại vết cắn.
Virus dại sẽ tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não khiến cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh là thể điên cuồng và thể câm.
Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng. Đặc biệt là ở thú nuôi hay đi lang thang ra ngoài và tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại được truyền trực tiếp từ chó mèo dại sang chó mèo khỏe thông qua nước bọt tại vết cắn.
Virus dại sẽ tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não khiến cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh là thể điên cuồng và thể câm.
2. Tiến trình mắc bệnh dại của chó mèo
Sau khi bị nhiễm trùng, virus dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật vẫn khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh nào.
Trong vòng từ 1-3 tháng, virus sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (Virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa và cả nước tiểu của thú nuôi).
Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ lúc này bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Vật nuôi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh có 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Mèo, chó ủ bệnh dại bao lâu?Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc vào loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh dại ở chó trung bình là 10 ngày.
Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trên thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ. Thời gian đầu chúng có thể biểu hiện điên cuồng, bị kích động, sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Thường mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó mèo? Một con vật bị bệnh dại có thể sống được bao lâu?
Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh - cho đến khi chết sẽ dao động từ 1 đến 7 ngày.
Mèo, chó ủ bệnh dại trong thời gian 7 ngày đến vài tháng
Sau khi bị nhiễm trùng, virus dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật vẫn khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh nào.
Trong vòng từ 1-3 tháng, virus sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (Virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa và cả nước tiểu của thú nuôi).
Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ lúc này bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Vật nuôi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh có 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Mèo, chó ủ bệnh dại bao lâu?Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc vào loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh dại ở chó trung bình là 10 ngày.
Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trên thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ. Thời gian đầu chúng có thể biểu hiện điên cuồng, bị kích động, sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Thường mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó mèo? Một con vật bị bệnh dại có thể sống được bao lâu?
Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh - cho đến khi chết sẽ dao động từ 1 đến 7 ngày.
Mèo, chó ủ bệnh dại trong thời gian 7 ngày đến vài tháng
3. Cần làm gì khi chó mèo bị dại?
Đối với chó mèo hoang, đi lạc
Khi phát hiện chó hoặc mèo có dấu hiệu nhiễm bệnh, hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật ngay lập tức. Không nên tự mình cố bắt lấy chúng. Với cách này, chúng sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn.
Đối với chó mèo là vật nuôi trong gia đìnhKhi vật nuôi nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng, bạn nên liên lạc sớm với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Khi phát hiện chó hoặc mèo có dấu hiệu nhiễm bệnh, hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật ngay lập tức. Không nên tự mình cố bắt lấy chúng. Với cách này, chúng sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn.
Đối với chó mèo là vật nuôi trong gia đìnhKhi vật nuôi nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng, bạn nên liên lạc sớm với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Nếu chó, mèo nhà bạn bị động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại (mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với các động vật có khả năng lây nhiễm) và theo dõi vật nuôi bạn.
Ghi nhớ việc tiêm nhắc lại vắc-xin chủng ngừa bệnh dại cho chó mèo nhà bạn. Nếu trước đó chúng đã được tiêm chủng ngừa dại, sẽ cần tiêm nhắc lại mũi vắc-xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn. Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của vật nuôi chống lại virus. Sau đó nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên chó, mèo trong vòng 45 ngày. Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là vật nuôi nhà bạn sẽ được nhốt lại cẩn thận và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.
Trong trường hợp xấu nhất, hãy ý thức rằng biện pháp an tử có thể cần dùng đến. Nếu chó mèo không được tiêm phòng vắc-xin chống bệnh dại và đã lỡ bị các con vật nhiễm bệnh dại khác cắn phải, phương pháp an tử được khuyên dùng trong trường hợp này. Bệnh dại là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và khả năng cao là vật nuôi đó cũng sẽ bị dại.
Nếu người chủ từ chối việc sử dụng phương pháp an tử, vật nuôi đó sẽ cần được cách ly và tiếp tục theo dõi trong 6 tháng. Nếu chúng không chết vì bệnh dại trong khoảng thời gian này, chúng có thể được về nhà. Một tháng trước khi được thả, chúng sẽ cần được tiêm chủng ngừa dại.
Nếu người chủ từ chối việc sử dụng phương pháp an tử, vật nuôi đó sẽ cần được cách ly và tiếp tục theo dõi trong 6 tháng. Nếu chúng không chết vì bệnh dại trong khoảng thời gian này, chúng có thể được về nhà. Một tháng trước khi được thả, chúng sẽ cần được tiêm chủng ngừa dại.
4. Phương pháp phòng ngừa bệnh dại
Đối với chó mèo, vật nuôi trong gia đìnhChủ nuôi cần đảm bảo vật nuôi luôn được tiêm vắc-xin ngừa dại mới nhất. Ở nhiều quốc gia, việc chủng ngừa bệnh dại được quy định theo luật pháp. Chủ nuôi có trách nhiệm lên lịch tiêm chủng đều đặn với bác sĩ thú y để duy trì hiệu lực của vắc-xin ngừa bệnh dại. Một số loại vắc-xin cần được tiêm hàng năm, hai năm một lần, hay ba năm một lần.
Đối với chó mèo, vật nuôi trong gia đìnhChủ nuôi cần đảm bảo vật nuôi luôn được tiêm vắc-xin ngừa dại mới nhất. Ở nhiều quốc gia, việc chủng ngừa bệnh dại được quy định theo luật pháp. Chủ nuôi có trách nhiệm lên lịch tiêm chủng đều đặn với bác sĩ thú y để duy trì hiệu lực của vắc-xin ngừa bệnh dại. Một số loại vắc-xin cần được tiêm hàng năm, hai năm một lần, hay ba năm một lần.
Giữ vật nuôi trong tầm kiểm soát. Một cách khác để bảo vệ chó, mèo nhà bạn tránh khỏi bệnh dại là cách ly chúng với động vật hoang dã. Nếu chó mèo nhà bạn có thói quen ra ngoài, bạn chỉ nên cho phép chúng ra ngoài dưới sự giám sát trong cự ly gần của bạn. Đừng để chúng đến gần bất kỳ loài vật lạ nào có khả năng tiềm ẩn nguy cơ.
Đối với con người
Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị động vật cắn. Hãy ý thức được rằng để ngăn ngừa bệnh dại, tiêm vắc-xin phòng dại là phương pháp tốt, hiệu quả nhất.
Đối với con người
Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị động vật cắn. Hãy ý thức được rằng để ngăn ngừa bệnh dại, tiêm vắc-xin phòng dại là phương pháp tốt, hiệu quả nhất.
Nguồn: Bộ Y tế