Tìm kiếm

Âm lịch

Translate

Phát hiện oxy ở độ sâu 4.000m dưới đáy đại dương

Người ta từng cho rằng chỉ những sinh vật sống như thực vật và tảo mới có khả năng tạo ra oxy thông qua quá trình quang hợp - vốn cần có ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đến từ Hiệp hội Khoa học Hàng hải Scotland đã ghi nhận sự tồn tại của oxy ở nơi có độ sâu 4.000m bên dưới bề mặt Thái Bình Dương, ánh sáng Mặt Trời không thể soi tới.

Theo các nhà khoa học, họ phát hiện dưới đáy biển có các khoáng vật "sỏi" có kích thước bằng củ khoai tây. Chúng là nguồn cung cấp đồng, niken, coban, sắt hoặc mangan - những kim loại được sử dụng rộng rãi để tạo thành pin.


Trong quá trình lấy mẫu, các nhà khoa học phát hiện ra những viên sỏi này được tích điện lên đến 0,95V. Và khi ở gần nhau chúng có thể tạo ra nguồn điện đủ để điện phân nước thành hydro và oxy. Oxy tạo ra được gọi là "oxy tối".
Việc phát hiện ra oxy được tạo ra kể cả khi không có ánh sáng mặt trời có thể làm thay đổi suy nghĩ về khởi nguồn của quá trình tiến hóa của sự sống phức tạp trên hành tinh.


(Nguồn VTV)