Đến lượt y tá Hàn Quốc đình công
Vào ngày 24/8 vừa qua, một liên đoàn y tá và nhân viên y tế toàn quốc Hàn Quốc cho biết các thành viên của họ đã bỏ phiếu để phát động một cuộc đình công vào tuần tới. Cuộc đình công này nhằm kêu gọi tăng lương và bình thường hóa hệ thống y tế đang gặp khó khăn trong bối cảnh các bác sĩ đình công kéo dài.
Theo các quan chức, Liên đoàn Y tế và Công nhân Y tế Hàn Quốc, với khoảng 30.000 y tá và nhân viên y tế tại 61 bệnh viện là thành viên, cho biết hơn 91% thành viên của liên đoàn ủng hộ kế hoạch đình công.
Các bác sĩ biểu tình trước Bộ Y tế và Phúc lợi tại thành phố Sejong yêu cầu chính phủ dừng cải cách y tế, ngày 26/7
Nếu quá trình thương lượng đang diễn ra của ủy ban quan hệ lao động thất bại, các công nhân trong công đoàn sẽ lên kế hoạch đình công đồng loạt vào ngày 29/8.
Công đoàn đã thúc giục các bệnh viện nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự do cuộc đình công kéo dài nhiều tháng của các bác sĩ. Đồng thời, họ cũng yêu cầu được tăng lương 6,4%.
Ngay cả khi công đoàn quyết định đình công, các y tá và nhân viên y tế trong các dịch vụ thiết yếu vẫn sẽ tiếp tục làm việc theo luật định, các quan chức công đoàn cho biết.
Sau nửa năm đình công, các bác sĩ vẫn chưa đi làm lại
Khoảng 12.000 bác sĩ thực tập đã đình công không đi làm kể từ cuối tháng 2 để phản đối kế hoạch tăng số lượng sinh viên y khoa của chính phủ.
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự gia tăng ca bệnh COVID-19 và say nắng, khối lượng công việc của các phòng cấp cứu khắp nơi tiếp tục tăng lên. Ngay cả các bệnh viện ở Seoul cũng đang gặp khủng hoảng khi phải đóng cửa hoạt động phòng cấp cứu.
Những người trong lĩnh vực y tế cho biết khi cuộc đình công của các bác sĩ trên toàn quốc đã kéo dài hơn 6 tháng, các bệnh viện lớn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Hiện tượng bệnh nhân nguy kịch được chuyển từ các bệnh viện khác lan từ các quận, thành phố khác đến khu vực thủ đô. Mới đây đã có trường hợp những bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng huyết ở Seoul bị các bệnh viện từ chối tiếp nhận rồi bị sốc nhiễm trùng.
Các phòng cấp cứu ở Hàn Quốc hiện đã quá tải
Bên cạnh đó còn có trường hợp một bệnh nhân nhồi máu cơ tim sống ở thành phố Suwon, tỉnh Kyunggi được chuyển đến bệnh viện ở Seoul để điều trị. Khi đó, trong phòng cấp cứu của bệnh viện chỉ có đúng 1 giáo sư y khoa cấp cứu đang phải một mình chăm sóc cho 15 bệnh nhân. Cuối cùng, giáo sư đã nỗ lực cứu được mạng sống của bệnh nhân nhờ vào hồi sức tim phổi.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Chungbuk ở Chungcheongbuk thì đã đóng cửa phòng cấp cứu trong một ngày vào ngày 14/8 vừa qua vì 2 trong số 6 bác sĩ cấp cứu mệt mỏi đến mức phải nghỉ ốm, thậm chí bị ép nghỉ phép. Bệnh viện đa khoa cấp cao duy nhất ở khu vực Yeongnam, Ulsan cũng buộc phải đóng cửa phòng cấp cứu vào ngày 18/8 vì 1 bác sĩ phải sang Mỹ đào tạo vào đầu tháng này và chỉ còn lại 4 bác sĩ trực ca đêm.
Nguồn: Yonhap, The Korea Times
Khoảng 12.000 bác sĩ thực tập đã đình công không đi làm kể từ cuối tháng 2 để phản đối kế hoạch tăng số lượng sinh viên y khoa của chính phủ.
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự gia tăng ca bệnh COVID-19 và say nắng, khối lượng công việc của các phòng cấp cứu khắp nơi tiếp tục tăng lên. Ngay cả các bệnh viện ở Seoul cũng đang gặp khủng hoảng khi phải đóng cửa hoạt động phòng cấp cứu.
Những người trong lĩnh vực y tế cho biết khi cuộc đình công của các bác sĩ trên toàn quốc đã kéo dài hơn 6 tháng, các bệnh viện lớn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Hiện tượng bệnh nhân nguy kịch được chuyển từ các bệnh viện khác lan từ các quận, thành phố khác đến khu vực thủ đô. Mới đây đã có trường hợp những bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng huyết ở Seoul bị các bệnh viện từ chối tiếp nhận rồi bị sốc nhiễm trùng.
Các phòng cấp cứu ở Hàn Quốc hiện đã quá tải
Bên cạnh đó còn có trường hợp một bệnh nhân nhồi máu cơ tim sống ở thành phố Suwon, tỉnh Kyunggi được chuyển đến bệnh viện ở Seoul để điều trị. Khi đó, trong phòng cấp cứu của bệnh viện chỉ có đúng 1 giáo sư y khoa cấp cứu đang phải một mình chăm sóc cho 15 bệnh nhân. Cuối cùng, giáo sư đã nỗ lực cứu được mạng sống của bệnh nhân nhờ vào hồi sức tim phổi.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Chungbuk ở Chungcheongbuk thì đã đóng cửa phòng cấp cứu trong một ngày vào ngày 14/8 vừa qua vì 2 trong số 6 bác sĩ cấp cứu mệt mỏi đến mức phải nghỉ ốm, thậm chí bị ép nghỉ phép. Bệnh viện đa khoa cấp cao duy nhất ở khu vực Yeongnam, Ulsan cũng buộc phải đóng cửa phòng cấp cứu vào ngày 18/8 vì 1 bác sĩ phải sang Mỹ đào tạo vào đầu tháng này và chỉ còn lại 4 bác sĩ trực ca đêm.
Nguồn: Yonhap, The Korea Times