Trung Đông rực lửa
Bầu trời sân bay ở thủ đô Beirut, Lebanon ngày 4/10 sáng rực cùng nhiều tiếng nổ lớn bởi những đợt không kích dữ dội của Israel, nhằm vào thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah Hashem Safieddine.
Chỉ trước đó ít hôm, quân đội Israel thông báo mở chiến dịch tấn công trên bộ tại miền Nam Lebanon, nhằm phá hủy các hạ tầng quân sự của lực lượng Hezbollah.
Thiếu tướng Hải quân Daniel Hagari - người phát ngôn quân đội Israel - tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không để sự kiện như 7/10 năm ngoái xảy ra tại bất kỳ khu vực biên giới nào của Israel. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để các gia đình Israel có thể trở về nhà sống trong an toàn và an ninh".
Lửa và khói bốc lên tại một khu vực bị Israel không kích ở vùng ngoại ô phía Nam Beirut, ngày 6/10. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Không còn là những cảnh báo, quân đội Iran đêm 1/10 đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel. Đây là lần đầu tiên Iran sử dụng các tên lửa siêu siêu vượt âm hiện đại nhất của nước này.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian: "Chúng tôi không theo đuổi chiến tranh với Israel. Họ đã hứa với chúng tôi về hòa bình. Chúng tôi muốn thiết lập hòa bình nhưng nếu bạn không đồng ý, hòa bình sẽ không được thiết lập".
Israel tuyên bố đánh chặn phần lớn tên lửa và đòn tập kích của Iran không gây thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, các tên lửa tầm xa của Iran đã nhắm vào hàng loạt vị trí trên lãnh thổ Israel, điều mà quốc gia này chưa từng phải đối mặt trong hơn 75 năm qua. Các bằng chứng cho thấy, nhiều tên lửa đạn đạo của Iran đã vượt qua được hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel, khiến Israel có phản ứng cứng rắn hơn.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh: "Iran đã phạm phải một sai lầm lớn và phải trả giá. Iran không hiêu được quyết tâm tự vệ và quyết tâm đáp trả kẻ thù của chúng ta. Vì vậy chúng ta sẽ tuân thủ quy tắc mà chúng ta đã xác định. Bất kỳ ai tấn công chúng ta, chúng ta sẽ tấn công lại họ".
Giới quan sát cho rằng một khi xung đột đang leo thang rất nhanh như hiện nay, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát, kích hoạt một xung đột lớn tại Trung Đông, làm bùng phát phong trào Intifada thứ 3 tại khu vực Bờ Tây hoặc có thể thúc đẩy nhiều cuộc chiến ở những nơi khác, như xung đột giữa Saudi Arabia và lực lượng Houthi ở Yemen, hoặc có thể Syria sẽ đưa quân trở lại cao nguyên Golan.
Lò lửa Trung Đông đã nóng nay còn nóng hơn, và bất kỳ một hành động vượt tầm kiểm soát nữa có thể đẩ khu vực này vào một cuộc chiến toàn diện.
Tình thế khó lường ở Trung Đông
Cuối tuần qua, Đại giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei đã chủ trì một buổi lễ cầu nguyện ngày thứ 6 được xem là lớn nhất trong lịch sử Iran, thu hút hàng triệu người tham dự. Người ta mổ tả buổi lễ như một sự kiện biểu thị tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, một thông lệ thường diễn ra khi một xã hội chuẩn bị bước vào một cuộc chiến.
Một cuộc chiến giữa Israel và Iran liệu có xảy ra hay không vẫn còn là dấu hỏi, phụ thuộc vào viễn cảnh Israel sẽ đáp trả Iran như thế nào những ngày tới đây. Nhưng cái người ta đã có thể nhìn thấy rõ ngay từ lúc này, đó là những gì vừa diễn ra đã tạo ra những tiền lệ nguy hiểm trong cuộc đối đầu Iran - Israel.
Nguy hiểm, bởi lịch sử cho thấy, sự đối đầu giữa Iran và Israel chỉ có tăng chứ không giảm, một sự đối đầu, khi đã bị đẩy lên một nấc thang mới, thì một sự va chạm lần tới sẽ lại càng phức tạp và đáng lo hơn.
Ngoài ra, một mối quan ngại khác hiện nay là căng thẳng Iran - Israel sẽ tác động gián tiếp tới cuộc xung đột Israel - Hezbollah. Trong trục kháng chiến, tập hợp các lực lượng đấu tranh thân Iran, Hezbollah ở vào vị trí trung tâm, một vị trí không thể bị khuất phục.
Với những gì vừa diễn ra, người ta lo ngại, cuộc chiến Israel - Hezbollah vì thế có thể còn khốc liệt hơn cả cuộc chiến tại Dải Gaza, vốn đã làm hơn 40 người thiệt mạng kể từ tháng 10 năm ngoái. Bức tranh Trung Đông hiện nay đang được nhiều người mô ta là ở bên bờ vực của vòng xoáy bạo lực rất khó tìm ra lối thoát.
Kêu gọi ngăn chặn xung đột Trung Đông
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng: "Mỗi lần leo thang đều là cái cớ cho lần leo thang tiếp theo. Chúng ta không bao giờ được phép quên đi cái giá khủng khiếp mà cuộc xung đột ngày càng gia tăng này gây ra cho dân thường. Chúng ta không thể làm ngơ trước những vi phạm có hệ thống luật nhân đạo quốc tế. Chu kỳ bạo lực trả đũa chết người này phải chấm dứt. Thời gian đang hết dần".
Thủ tướng lâm thời Lebanon Najib Mikati: "Chúng ta phải tìm kiếm lệnh ngừng bắn. Đó là thông điệp của tôi. Hãy ngừng chiến tranh. Chúng ta không cần đổ thêm máu. Chúng ta không cần thêm sự hủy diệt".
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh - David Lammy cũng cho rằng: "Cách tốt nhất để tiến về phía trước là ngừng bắn ngay lập tức và quay trở lại với giải pháp chính trị".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng chung quan điểm trên: "Ngoại giao vẫn là con đường tốt nhất và duy nhất để đạt được sự ổn định lớn hơn ở Trung Đông. Mỹ vẫn cam kết thúc đẩy khẩn trương những nỗ lực này".
Nỗ lực ngăn chặn xung đột Trung Đông
Trung Đông là một khu vực ẩn chứa những mâu thuẫn phức tạp, lâu đời và đã ăn sâu vào trong cội rễ của các xã hội. Thời gian gần đây, đã diễn ra quá trình bình thường hoá giữa Israel với một số quốc gia Arab Vùng Vịnh; và Iran cũng đã có những bước tiến trong mối quan hệ với Saudi Arabia hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Nhưng những cải thiện quan hệ này đến nay vẫn chủ yếu xoay quanh các lợi ích kinh tế, một sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh trong từng giai đoạn, nhiều hơn là một sự hoá giải những mâu thuẫn chiến lược.
Điều này cũng đang đặt ra những mối lo. Bởi người ta dường như đang không nhìn thấy một bên thứ 3 nào, đủ sức ảnh hưởng để tác động khiến các bên xuống thang trong cuộc xung đột hiện nay. Bản thân tổng thống Mỹ Joe Biden, trong tuyên bố mới đây cũng cho biết là ông cũng không dám chắc có hay không một sự cố tình trì hoãn một thỏa thuận ngừng bắn từ Israel hay không.
Những mất mát không thể đong đếm…
Dù kịch bản nào xảy ra sắp tới, dân thường luôn là những nạn nhân vô tội của chiến tranh. Ước tính, đã có khoảng 42.000 người Palestine thiệt mạng tại Dải Gaza, hàng chục nghìn người bị thương và cả triệu người đang bị ảnh hưởng cuộc sống nặng nề. Những con số này vẫn không ngừng tăng lên từng ngày theo diễn biến xung đột.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tại mảnh đất này cũng đang bị tàn phá nặng nề. Quy mô của nền kinh tế tại Gaza sụt giảm mạnh xuống mức chỉ còn chưa đầy 1/6 quy mô của nền kinh tế trước khi xảy ra cuộc xung đột Israel - Hamas, đẩy 90% người dân tại đây phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ.
Dải Gaza chìm trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. (Ảnh: AA)
Cái ôm cuối cùng của một người mẹ trẻ dành cho đứa con 4 tháng tuổi. Hai bé sinh đôi, con của chị Rania Abu Anza, là những nạn nhân nhỏ nhất trong số 14 thành viên của đại gia đình chị, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào thành phố Rafah.
Chị Anza cũng giống như hàng chục nghìn người mẹ ở Gaza đã và đang phải hứng chịu những mất mát to lớn từ cuộc xung đột kéo dài một năm qua.
Những con phố từng nhộn nhịp người qua lại, nay chỉ còn là những đống đổ nát. Khoảng 2/3 cơ sở hạ tầng tại Gaza đã bị phá hủy. Ước tính, thiệt hại đối với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Gaza lên tới 18,5 tỷ USD, tương đương với 97% GDP của cả Gaza và Bờ Tây trong năm 2022.
1,9 triệu người dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa, nhiều người trong số họ đã di tản nhiều lần. Họ phải sống trong điều kiện khốn khó do thiếu nước sạch, thiếu lương thực thực phẩm, thiếu nhiên liệu.
12 tháng xung đột đã hủy hoại nền kinh tế Gaza vốn vẫn phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Vùng đất này cũng đứng trước nguy cơ phải chứng kiến một "thế hệ mất mát". Tất cả trường học buộc phải đóng cửa khiến hàng trăm nghìn trẻ em không được đi học. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, trẻ em và thanh thiếu niên tại đây sẽ mất đi cơ hội phát triển kỹ năng và xây dựng tương lai, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của Gaza.
Việc xung đột lan rộng ra ngoài Dải Gaza đã cho thấy sự thất bại của các nỗ lực ngoại giao trước đó và sự thiếu vắng một chiến lược rõ ràng để giải quyết căn nguyên của cuộc xung đột. Với mỗi ngày xung đột tiếp diễn kèm theo sự hận thù tăng lên, khả năng đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Và nếu không kịp thời ngăn chặn sự leo thang xung đột hiện nay, không chỉ khu vực Trung Đông mà toàn thế giới cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả to lớn về mọi mặt, trong đó an ninh toàn cầu có thể bị đe dọa; bất ổn về kinh tế tăng lên, khủng hoảng năng lượng sâu sắc hơn; và khủng hoảng nhân đạo sẽ trầm trọng thêm với chu kỳ mới của làn sóng tị nạn lên các nước láng giềng và châu Âu.
Bầu trời sân bay ở thủ đô Beirut, Lebanon ngày 4/10 sáng rực cùng nhiều tiếng nổ lớn bởi những đợt không kích dữ dội của Israel, nhằm vào thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah Hashem Safieddine.
Chỉ trước đó ít hôm, quân đội Israel thông báo mở chiến dịch tấn công trên bộ tại miền Nam Lebanon, nhằm phá hủy các hạ tầng quân sự của lực lượng Hezbollah.
Thiếu tướng Hải quân Daniel Hagari - người phát ngôn quân đội Israel - tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không để sự kiện như 7/10 năm ngoái xảy ra tại bất kỳ khu vực biên giới nào của Israel. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để các gia đình Israel có thể trở về nhà sống trong an toàn và an ninh".
Lửa và khói bốc lên tại một khu vực bị Israel không kích ở vùng ngoại ô phía Nam Beirut, ngày 6/10. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Không còn là những cảnh báo, quân đội Iran đêm 1/10 đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel. Đây là lần đầu tiên Iran sử dụng các tên lửa siêu siêu vượt âm hiện đại nhất của nước này.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian: "Chúng tôi không theo đuổi chiến tranh với Israel. Họ đã hứa với chúng tôi về hòa bình. Chúng tôi muốn thiết lập hòa bình nhưng nếu bạn không đồng ý, hòa bình sẽ không được thiết lập".
Israel tuyên bố đánh chặn phần lớn tên lửa và đòn tập kích của Iran không gây thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, các tên lửa tầm xa của Iran đã nhắm vào hàng loạt vị trí trên lãnh thổ Israel, điều mà quốc gia này chưa từng phải đối mặt trong hơn 75 năm qua. Các bằng chứng cho thấy, nhiều tên lửa đạn đạo của Iran đã vượt qua được hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel, khiến Israel có phản ứng cứng rắn hơn.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh: "Iran đã phạm phải một sai lầm lớn và phải trả giá. Iran không hiêu được quyết tâm tự vệ và quyết tâm đáp trả kẻ thù của chúng ta. Vì vậy chúng ta sẽ tuân thủ quy tắc mà chúng ta đã xác định. Bất kỳ ai tấn công chúng ta, chúng ta sẽ tấn công lại họ".
Giới quan sát cho rằng một khi xung đột đang leo thang rất nhanh như hiện nay, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát, kích hoạt một xung đột lớn tại Trung Đông, làm bùng phát phong trào Intifada thứ 3 tại khu vực Bờ Tây hoặc có thể thúc đẩy nhiều cuộc chiến ở những nơi khác, như xung đột giữa Saudi Arabia và lực lượng Houthi ở Yemen, hoặc có thể Syria sẽ đưa quân trở lại cao nguyên Golan.
Lò lửa Trung Đông đã nóng nay còn nóng hơn, và bất kỳ một hành động vượt tầm kiểm soát nữa có thể đẩ khu vực này vào một cuộc chiến toàn diện.
Tình thế khó lường ở Trung Đông
Cuối tuần qua, Đại giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei đã chủ trì một buổi lễ cầu nguyện ngày thứ 6 được xem là lớn nhất trong lịch sử Iran, thu hút hàng triệu người tham dự. Người ta mổ tả buổi lễ như một sự kiện biểu thị tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, một thông lệ thường diễn ra khi một xã hội chuẩn bị bước vào một cuộc chiến.
Một cuộc chiến giữa Israel và Iran liệu có xảy ra hay không vẫn còn là dấu hỏi, phụ thuộc vào viễn cảnh Israel sẽ đáp trả Iran như thế nào những ngày tới đây. Nhưng cái người ta đã có thể nhìn thấy rõ ngay từ lúc này, đó là những gì vừa diễn ra đã tạo ra những tiền lệ nguy hiểm trong cuộc đối đầu Iran - Israel.
Nguy hiểm, bởi lịch sử cho thấy, sự đối đầu giữa Iran và Israel chỉ có tăng chứ không giảm, một sự đối đầu, khi đã bị đẩy lên một nấc thang mới, thì một sự va chạm lần tới sẽ lại càng phức tạp và đáng lo hơn.
Ngoài ra, một mối quan ngại khác hiện nay là căng thẳng Iran - Israel sẽ tác động gián tiếp tới cuộc xung đột Israel - Hezbollah. Trong trục kháng chiến, tập hợp các lực lượng đấu tranh thân Iran, Hezbollah ở vào vị trí trung tâm, một vị trí không thể bị khuất phục.
Với những gì vừa diễn ra, người ta lo ngại, cuộc chiến Israel - Hezbollah vì thế có thể còn khốc liệt hơn cả cuộc chiến tại Dải Gaza, vốn đã làm hơn 40 người thiệt mạng kể từ tháng 10 năm ngoái. Bức tranh Trung Đông hiện nay đang được nhiều người mô ta là ở bên bờ vực của vòng xoáy bạo lực rất khó tìm ra lối thoát.
Kêu gọi ngăn chặn xung đột Trung Đông
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng: "Mỗi lần leo thang đều là cái cớ cho lần leo thang tiếp theo. Chúng ta không bao giờ được phép quên đi cái giá khủng khiếp mà cuộc xung đột ngày càng gia tăng này gây ra cho dân thường. Chúng ta không thể làm ngơ trước những vi phạm có hệ thống luật nhân đạo quốc tế. Chu kỳ bạo lực trả đũa chết người này phải chấm dứt. Thời gian đang hết dần".
Thủ tướng lâm thời Lebanon Najib Mikati: "Chúng ta phải tìm kiếm lệnh ngừng bắn. Đó là thông điệp của tôi. Hãy ngừng chiến tranh. Chúng ta không cần đổ thêm máu. Chúng ta không cần thêm sự hủy diệt".
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh - David Lammy cũng cho rằng: "Cách tốt nhất để tiến về phía trước là ngừng bắn ngay lập tức và quay trở lại với giải pháp chính trị".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng chung quan điểm trên: "Ngoại giao vẫn là con đường tốt nhất và duy nhất để đạt được sự ổn định lớn hơn ở Trung Đông. Mỹ vẫn cam kết thúc đẩy khẩn trương những nỗ lực này".
Nỗ lực ngăn chặn xung đột Trung Đông
Trung Đông là một khu vực ẩn chứa những mâu thuẫn phức tạp, lâu đời và đã ăn sâu vào trong cội rễ của các xã hội. Thời gian gần đây, đã diễn ra quá trình bình thường hoá giữa Israel với một số quốc gia Arab Vùng Vịnh; và Iran cũng đã có những bước tiến trong mối quan hệ với Saudi Arabia hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Nhưng những cải thiện quan hệ này đến nay vẫn chủ yếu xoay quanh các lợi ích kinh tế, một sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh trong từng giai đoạn, nhiều hơn là một sự hoá giải những mâu thuẫn chiến lược.
Điều này cũng đang đặt ra những mối lo. Bởi người ta dường như đang không nhìn thấy một bên thứ 3 nào, đủ sức ảnh hưởng để tác động khiến các bên xuống thang trong cuộc xung đột hiện nay. Bản thân tổng thống Mỹ Joe Biden, trong tuyên bố mới đây cũng cho biết là ông cũng không dám chắc có hay không một sự cố tình trì hoãn một thỏa thuận ngừng bắn từ Israel hay không.
Những mất mát không thể đong đếm…
Dù kịch bản nào xảy ra sắp tới, dân thường luôn là những nạn nhân vô tội của chiến tranh. Ước tính, đã có khoảng 42.000 người Palestine thiệt mạng tại Dải Gaza, hàng chục nghìn người bị thương và cả triệu người đang bị ảnh hưởng cuộc sống nặng nề. Những con số này vẫn không ngừng tăng lên từng ngày theo diễn biến xung đột.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tại mảnh đất này cũng đang bị tàn phá nặng nề. Quy mô của nền kinh tế tại Gaza sụt giảm mạnh xuống mức chỉ còn chưa đầy 1/6 quy mô của nền kinh tế trước khi xảy ra cuộc xung đột Israel - Hamas, đẩy 90% người dân tại đây phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ.
Dải Gaza chìm trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. (Ảnh: AA)
Cái ôm cuối cùng của một người mẹ trẻ dành cho đứa con 4 tháng tuổi. Hai bé sinh đôi, con của chị Rania Abu Anza, là những nạn nhân nhỏ nhất trong số 14 thành viên của đại gia đình chị, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào thành phố Rafah.
Chị Anza cũng giống như hàng chục nghìn người mẹ ở Gaza đã và đang phải hứng chịu những mất mát to lớn từ cuộc xung đột kéo dài một năm qua.
Những con phố từng nhộn nhịp người qua lại, nay chỉ còn là những đống đổ nát. Khoảng 2/3 cơ sở hạ tầng tại Gaza đã bị phá hủy. Ước tính, thiệt hại đối với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Gaza lên tới 18,5 tỷ USD, tương đương với 97% GDP của cả Gaza và Bờ Tây trong năm 2022.
1,9 triệu người dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa, nhiều người trong số họ đã di tản nhiều lần. Họ phải sống trong điều kiện khốn khó do thiếu nước sạch, thiếu lương thực thực phẩm, thiếu nhiên liệu.
12 tháng xung đột đã hủy hoại nền kinh tế Gaza vốn vẫn phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Vùng đất này cũng đứng trước nguy cơ phải chứng kiến một "thế hệ mất mát". Tất cả trường học buộc phải đóng cửa khiến hàng trăm nghìn trẻ em không được đi học. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, trẻ em và thanh thiếu niên tại đây sẽ mất đi cơ hội phát triển kỹ năng và xây dựng tương lai, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của Gaza.
Việc xung đột lan rộng ra ngoài Dải Gaza đã cho thấy sự thất bại của các nỗ lực ngoại giao trước đó và sự thiếu vắng một chiến lược rõ ràng để giải quyết căn nguyên của cuộc xung đột. Với mỗi ngày xung đột tiếp diễn kèm theo sự hận thù tăng lên, khả năng đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Và nếu không kịp thời ngăn chặn sự leo thang xung đột hiện nay, không chỉ khu vực Trung Đông mà toàn thế giới cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả to lớn về mọi mặt, trong đó an ninh toàn cầu có thể bị đe dọa; bất ổn về kinh tế tăng lên, khủng hoảng năng lượng sâu sắc hơn; và khủng hoảng nhân đạo sẽ trầm trọng thêm với chu kỳ mới của làn sóng tị nạn lên các nước láng giềng và châu Âu.
(Nguồn VTV)