Tiêu hủy 20 con hổ và một con báo dương tính với cúm A/H5N1 - Ảnh: A.L.
Vụ hàng chục con hổ nhiễm cúm A/H5N1 ở Đồng Nai chết, nhiều người đặt câu hỏi về nguy cơ lây vi rút cúm A/H5N1 từ động vật sang người. Nguồn nghi nhiễm vi rút cúm A/H5N1 là do thức ăn (ức gà, đầu gà...), có phải nguồn bệnh đã tồn tại từ nơi cung cấp trước đó?
Truy xuất nguồn gốc lô thức ăn liên quan vụ 21 con hổ, báo chết ở Đồng Nai - Video: A LỘC
Nguy cơ lây nhiễm rất thấp
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 5-10, PGS Đỗ Văn Dũng - giảng viên cao cấp khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM - cho biết cúm A/H5N1 chủ yếu lây lan giữa các loài chim, bao gồm các loại gia cầm như gà, vịt.
Vi rút này có khả năng tấn công tế bào nhờ vào protein hemagglutinin - một yếu tố giúp vi rút xâm nhập cơ thể loài chim. Trong một số trường hợp, vi rút H5N1 có thể đột biến và tấn công các loài động vật có vú như hổ, báo, chó, mèo và cả người.
Mặc dù vi rút có thể lây lan từ chim sang động vật có vú nhưng khả năng lây truyền giữa các loài động vật có vú (bao gồm cả người) thường bị hạn chế do khả năng nhân bản của vi rút trong cơ thể chúng bị suy yếu.
Điều này có nghĩa là mặc dù nguy cơ lây lan có tồn tại nhưng không phải là điều quá đáng lo ngại trong các trường hợp cụ thể như tại các vườn thú vừa qua.
Về lây nhiễm cúm A/H5N1 từ hổ sang người, ông Dũng cho biết vi rút chủ yếu lây từ gia cầm sang các loài thú (như hổ) qua thức ăn hoặc môi trường bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan trực tiếp từ hổ sang người là rất thấp nếu các biện pháp phòng dịch được thực hiện đúng cách.
Hổ tại Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vẫn thận trọng phòng bệnh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, bước đầu nghi những con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài dương tính vi rút cúm A/H5N1 là do thức ăn (cùng ăn chung ức gà, đầu gà từ một nguồn cung cấp). Đại diện khu du lịch Vườn Xoài cũng cho hay thực phẩm chủ yếu của hổ, báo là thịt gà, thỉnh thoảng bổ sung thêm thịt bò, gà sống.
Theo PGS Đỗ Văn Dũng, nếu nguồn thức ăn của đàn hổ là ức gà, cổ gà thì nhiều khả năng thịt gà là nguồn lây cho đàn hổ. Như vậy đã có nguồn bệnh tồn tại bên ngoài.
Tuy nhiên khả năng lây nhiễm cúm gà H5N1 sang con người vẫn thấp vì theo các kết quả của một số nghiên cứu thì đột biến của vi rút cúm H5N1 sẽ khiến vi rút cúm đó dễ lây nhiễm cho một số loài động vật nào đó, chứ không tạo khả năng lây nhiễm đến tất cả các loài động vật.
Ngoài ra, ông Dũng cho hay có nhiều khả năng đột biến của vi rút này chưa khiến vi rút cúm A/H5N1 tăng khả năng lây nhiễm trên người.
Lý do quan trọng hơn là thịt gà dùng cho người đã được nấu chín, nên dù có vi rút trong thịt gà thì chúng cũng không lây nhiễm cho người. Tuy nhiên vẫn có một khả năng xuất hiện đột biến làm tăng lây nhiễm cúm A/H5N1 ở cả động vật và người.
Để phòng bệnh, ông Dũng khuyến cáo người dân vẫn phải thận trọng, bao gồm tránh tiếp xúc với gia cầm hay các loài thú bị bệnh, chết do bệnh dịch. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay thường xuyên, nấu chín thực phẩm từ gà vịt.
Bảo vệ bản thân khi làm việc với gia cầm hay tiếp xúc với thú trong vườn thú. Theo dõi các thông báo về dịch cúm gia cầm từ các cơ quan y tế công cộng và tuân theo các hướng dẫn này.
Các cơ quan y tế cần phải thực hiện giám sát dịch tễ bao gồm tăng cường phát hiện các trường hợp cúm (cả cúm mùa và cúm gà), phát hiện cúm ở người phơi nhiễm và giám sát di truyền học của cúm để có những hành động can thiệp kịp thời.
Chưa phát hiện bất thường ở người tiếp xúc với hổ đã chết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết qua điều tra dịch tễ, có 161 người liên quan các trường hợp hổ chết (136 người có nguy cơ thấp). Đến nay những trường hợp tiếp xúc chưa phát hiện người nào có triệu chứng bất thường về sức khỏe.
Tuy nhiên Trung tâm Y tế TP Biên Hòa theo dõi sức khỏe những trường hợp có tiếp xúc ít nhất 21 ngày. Khi có biểu hiện bất thường cần có báo cáo để xử lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 5-10, PGS Đỗ Văn Dũng - giảng viên cao cấp khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM - cho biết cúm A/H5N1 chủ yếu lây lan giữa các loài chim, bao gồm các loại gia cầm như gà, vịt.
Vi rút này có khả năng tấn công tế bào nhờ vào protein hemagglutinin - một yếu tố giúp vi rút xâm nhập cơ thể loài chim. Trong một số trường hợp, vi rút H5N1 có thể đột biến và tấn công các loài động vật có vú như hổ, báo, chó, mèo và cả người.
Mặc dù vi rút có thể lây lan từ chim sang động vật có vú nhưng khả năng lây truyền giữa các loài động vật có vú (bao gồm cả người) thường bị hạn chế do khả năng nhân bản của vi rút trong cơ thể chúng bị suy yếu.
Điều này có nghĩa là mặc dù nguy cơ lây lan có tồn tại nhưng không phải là điều quá đáng lo ngại trong các trường hợp cụ thể như tại các vườn thú vừa qua.
Về lây nhiễm cúm A/H5N1 từ hổ sang người, ông Dũng cho biết vi rút chủ yếu lây từ gia cầm sang các loài thú (như hổ) qua thức ăn hoặc môi trường bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan trực tiếp từ hổ sang người là rất thấp nếu các biện pháp phòng dịch được thực hiện đúng cách.
Hổ tại Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vẫn thận trọng phòng bệnh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, bước đầu nghi những con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài dương tính vi rút cúm A/H5N1 là do thức ăn (cùng ăn chung ức gà, đầu gà từ một nguồn cung cấp). Đại diện khu du lịch Vườn Xoài cũng cho hay thực phẩm chủ yếu của hổ, báo là thịt gà, thỉnh thoảng bổ sung thêm thịt bò, gà sống.
Theo PGS Đỗ Văn Dũng, nếu nguồn thức ăn của đàn hổ là ức gà, cổ gà thì nhiều khả năng thịt gà là nguồn lây cho đàn hổ. Như vậy đã có nguồn bệnh tồn tại bên ngoài.
Tuy nhiên khả năng lây nhiễm cúm gà H5N1 sang con người vẫn thấp vì theo các kết quả của một số nghiên cứu thì đột biến của vi rút cúm H5N1 sẽ khiến vi rút cúm đó dễ lây nhiễm cho một số loài động vật nào đó, chứ không tạo khả năng lây nhiễm đến tất cả các loài động vật.
Ngoài ra, ông Dũng cho hay có nhiều khả năng đột biến của vi rút này chưa khiến vi rút cúm A/H5N1 tăng khả năng lây nhiễm trên người.
Lý do quan trọng hơn là thịt gà dùng cho người đã được nấu chín, nên dù có vi rút trong thịt gà thì chúng cũng không lây nhiễm cho người. Tuy nhiên vẫn có một khả năng xuất hiện đột biến làm tăng lây nhiễm cúm A/H5N1 ở cả động vật và người.
Để phòng bệnh, ông Dũng khuyến cáo người dân vẫn phải thận trọng, bao gồm tránh tiếp xúc với gia cầm hay các loài thú bị bệnh, chết do bệnh dịch. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay thường xuyên, nấu chín thực phẩm từ gà vịt.
Bảo vệ bản thân khi làm việc với gia cầm hay tiếp xúc với thú trong vườn thú. Theo dõi các thông báo về dịch cúm gia cầm từ các cơ quan y tế công cộng và tuân theo các hướng dẫn này.
Các cơ quan y tế cần phải thực hiện giám sát dịch tễ bao gồm tăng cường phát hiện các trường hợp cúm (cả cúm mùa và cúm gà), phát hiện cúm ở người phơi nhiễm và giám sát di truyền học của cúm để có những hành động can thiệp kịp thời.
Chưa phát hiện bất thường ở người tiếp xúc với hổ đã chết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết qua điều tra dịch tễ, có 161 người liên quan các trường hợp hổ chết (136 người có nguy cơ thấp). Đến nay những trường hợp tiếp xúc chưa phát hiện người nào có triệu chứng bất thường về sức khỏe.
Tuy nhiên Trung tâm Y tế TP Biên Hòa theo dõi sức khỏe những trường hợp có tiếp xúc ít nhất 21 ngày. Khi có biểu hiện bất thường cần có báo cáo để xử lý.