Tìm kiếm

Âm lịch

Translate

KHUYẾN CÁO: NHẠC THIẾU NHI REMIX PHÁ HỦY SỰ PHÁT TRIỂN BỘ NÃO CỦA TRẺ?

Hầu hết các bố mẹ, ông bà đều thích nhìn thấy con vui sướng lắc lư, nhảy múa theo các đoạn nhạc sôi động. Và hiện nay, nếu muốn nghe các bài hát thiếu nhi trên Youtube, phần lớn ta sẽ tìm thấy các bài hát remix, với tiết tấu nhanh, âm thanh mạnh, cực kỳ kích thích trẻ.

Tuy nhiên, những loại nhạc này thực sự không tốt cho sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của con, nhất là trong giai đoạn 0-3 tuổi.

Có một thí nghiệm rất nổi tiếng về việc cho cây cối “nghe” nhạc mạnh, nhạc rock. Cái cây sau một khoảng thời gian ngắn đã phát triển theo hướng tránh né khỏi nguồn âm thanh. Bởi vì các loại nhạc này có tần số không phù hợp cho sự phát triển sinh học của tế bào.

Chúng không mang tần số nuôi dưỡng mà mang tần số kích thích, mang tính phá hủy. Cơ thể của trẻ cũng vậy, nếu tiếp xúc nhiều với âm nhạc không phù hợp, sẽ làm chậm quá trình hoàn thiện các cơ quan vật lý, quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ của trẻ.

Cơ thể của trẻ ở lứa tuổi 0-3 chưa phát triển hoàn thiện và vô cùng nhạy cảm với các yếu tố âm thanh. Trong giai đoạn này, gần như toàn bộ năng lượng của trẻ dùng để hoàn thiện các cơ quan vật lý, tạo nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau.
Nếu trong giai đoạn này, trẻ được nghe, được cảm thụ âm nhạc mang tính nuôi dưỡng, vỗ về, thì trước hết:

- Về mặt thể chất, trẻ sẽ có thêm sự hỗ trợ giúp phát huy tối đa hiệu quả của quá trình trao đổi chất, phân chia tế bào và hoàn thiện các cơ quan.

- Mặt khác, âm nhạc còn giúp trẻ kết nối với bố mẹ một cách sâu sắc và giúp con dễ dàng làm quen, luyện tập các vận động và kỹ năng đầu đời.

Âm nhạc có sức mạnh tuyệt diệu với trẻ sơ sinh, giúp làm giảm sự căng thẳng trong giai đoạn khóc dạ đề đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai mẹ con.

Khi mẹ hát cho con là mẹ đang dành tất cả sự tập trung chú ý tới đứa con thiên thần của mình. Bằng những hành động đơn giản như vỗ tay, trao cái nhìn âu yếm hay nhắc đến tên con trong bài hát là cách để củng cố sợi dây gắn kết tình cảm và kỹ năng giao tiếp của con. Con sẽ bắt đầu chú ý đến mẹ nhiều hơn, tìm kiếm âm thanh của giọng nói mẹ khi không ở gần nhau và nhìn thẳng vào mẹ khi giao tiếp.

Nguồn tham khảo: Vnexpress